Hàng dệt may Việt Nam: Rộng cửa vào Nhật Bản
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sự năng động của DN cùng với đội ngũ thợ lành nghề đã được kiểm chứng qua việc vào được các thị trường cao cấp. Về xu hướng thời trang tại Nhật Bản hiện nay rất phổ biến với trang phục đường phố; thời trang “nhanh”- là gia tăng giá trị sản phẩm thông qua các thiết kế và màu sắc hơn là giá cả (tuy nhiên giá vẫn phải đảm bảo hợp lý). Do ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian dài, người tiêu dùng thay đổi tư duy từ chỗ “tôi thích và tôi cần sản phẩm này” sang “sản phẩm này phù hợp với tôi”.

Xu hướng tiêu dùng của giới trẻ Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác biệt, do sinh ra và lớn lên trong thời kỳ kinh tế suy thoái, họ không có nhu cầu mua hàng hóa nhiều như những người sống trong thời kỳ kinh tế phát triển. Dựa trên những thông tin về thời trang qua tạp chí và truyền hình họ có khả năng tự thiết kế phong cách trang phục và gu ăn mặc cho riêng mình, kết hợp trang phục thông thường hơn là dùng hàng hiệu đắt đỏ. Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu (XK) nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm hàng may mặc vừa mang tính phổ thông, hiện đại nhưng dễ chỉnh sửa sẽ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trẻ tuổi Nhật Bản, từ đó tăng cao số lượng hàng XK vào Nhật Bản.

Tuy nhiên, hàng dệt may Trung Quốc hiện chiếm tới 90% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này của Nhật Bản. Và họ có những lợi thế như nguồn nguyên liệu dồi dào; vị trí địa lý thuận lợi vì rất gần Nhật Bản; giá nhân công hợp lý, trong các nhà máy liên doanh, nhiều công nhân Trung Quốc nói được tiếng Nhật; Trung Quốc có chính sách ưu đãi thuế đối với nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu từ Nhật Bản và được giảm thuế khi XK trở lại… Ông Fumio Koyama – cố vấn cao cấp chương trình JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) – đã đưa ra lời khuyên. Các DN Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục nhược điểm như cần chủ động hơn về nguyên liệu, có kế hoạch NK sớm trước khi bắt tay vào sản xuất. Cố gắng rút ngắn thời gian các công đoạn từ sản xuất đến giao nhận vận tải hàng sang Nhật Bản (riêng việc gửi hàng Việt Nam phải mất từ 7 -10 ngày hàng mới tới Nhật, trong khi Trung Quốc chỉ mất từ 3-5 ngày). Công tác quản lý, hệ thống kiểm tra chất lượng còn nhiều việc phải hoàn thiện.

Mặt khác, các DN dệt may Việt Nam cũng cần tính đến một số giải pháp sau để việc đẩy mạnh XK hàng dệt may sang Nhật Bản được thành công. Thứ nhất, đẩy mạnh sản xuất vải, sợi, các phụ liệu khác để chủ động nguyên liệu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Thứ hai, điều tra dung lượng, thị hiếu thời trang của người Nhật. Tổng cầu lớn, nhưng lại thường có nhiều đơn hàng nhỏ, điều đó càng đòi hỏi sự nhạy bén của các nhà XK Việt Nam, sự vào cuộc của xúc tiến thương mại với tai mắt tại chỗ là cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại thị trường này. Thứ ba, tăng cường đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất, để nâng cao phẩm cấp, năng lực thiết kế, tạo mẫu mã mới, xây dựng thương hiệu; cải tiến quản lý, rút ngắn thời gian từ sản xuất đến XK. Thứ tư đáp ứng đơn hàng lớn và cả những đơn hàng nhỏ, thời trang hấp dẫn, giao hàng đúng hạn. Thứ năm, nâng cao tay nghề, cải thiện điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân thợ thạo việc, khích lệ nâng cao năng suất.

Kim Hiền
Nguồn: Báo điện tử Công thương