Hệ quả của một loạt tác nhân
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong số các mặt hàng có CPI gia tăng trong tháng 1/2008, đáng chú ý là CPI lương thực đã tăng 3,35% so với tháng trước do giá lúa hàng hoá tại ĐBSCL hiện ở mức cao nhất từ trước tới nay. Yếu tố chính khiến giá lúa hàng hoá tại khu vực này tăng cao là do giá gạo xuất khẩu tăng cao hơn cùng kỳ năm trước, do tác động của sự gia tăng giá phân bón, nhất là u-rê và DAP.

Tương tự, CPI thực phẩm tăng 3,75%, trong đó riêng giá thịt gia súc tăng 8,98%, giá thịt gia cầm tăng 4,05%. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh năm trước đã làm số lượng gia súc, gia cầm giảm mạnh, do giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết đang lên cao. Đáng chú ý là, giá sữa cũng tăng tới 2,25%, chủ yếu do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh ấy, “giá ăn uống ngoài gia đình”- như một mẫu số chung
“giá ăn uống ngoài gia đình”- như một mẫu số chung phản ánh giá cả lương thực-thực phẩm tiêu dùng toàn xã hội- đã tăng 4,27%.

Trong tháng 1/2008, CPI của nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,88% so với tháng trước. Trong đó, chỉ số giá của nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,06% do giá phôi thép nhập khẩu tăng mạnh; giá gas tăng 2,95% và giá các dịch vụ xây dựng và bảo dưỡng nhà ở cũng tăng theo do nhu cầu xây dựng gia tăng vào cuối năm.

CPI của nhóm hàng-dịch vụ khác cũng tăng 2,6%, bao gồm cả những dịch vụ phục vụ cá nhân. Chỉ số giá tăng đáng kể trong tháng này còn diễn ra ở một số nhóm hàng-dịch vụ khác, như đồ uống-thuốc lá tăng 1,77%, phí giao thông tăng 1,78%, giá hàng may mặc-mũ nón-giày dép tăng 1,4%. Những nhóm hàng-dịch vụ còn lại đều có chỉ số giá tăng không đáng kể.

Cùng với sự tăng cao của những mặt hàng lương thực-thực phẩm, vật liệu xây dựng…, chỉ số giá vàng tháng 1/2008 đã tăng 5,07% so với tháng trước và tăng 35,33% so với tháng 1/2007, trong khi chỉ số giá USD giảm 0,26% so với tháng trước và giảm 0,17% so với tháng 1/2008.

Các chỉ số thống kê cho thấy, những khu vực có tốc độ tăng giá tiêu dùng cao đều tập trung tại các vùng phía Bắc, trong khi ở phía Nam, nhất là tại TP.HCM , giá cả tương đối ổn định hơn. Điều này cho thấy tác dụng từ việc thành phố này đã áp dụng những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá trong các tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008.

 
Nguồn: Báo Đầu tư