Hiệp định TPP: Thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Bên cạnh những cơ hội lớn, việc tham gia Hiệp định cũng sẽ đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức không nhỏ. Chúng tôi đã có cuộc trao  đổi với Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên – Bộ Công thương về vấn đề này.
Xin chào Ông Ngô Chung Khanh! Xin Ông cho biết, việc gia nhập Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội gì? Lĩnh vực nào mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế tối đa khi tham gia TPP?– Việc gia nhập Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn như: Cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; Tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; Tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện môi trường thể chế; Tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt  Nam như dệt may, da giày, nông sản, thủ công mỹ nghệ sẽ được hưởng lợi từ TPP; Nhiều lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sẽ thu hút được thêm vốn đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra các ngành công nghiệp mới, tạo thêm giá trị gia tăng xuất khẩu.Xin Ông cho biết, để nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội cũng như vượt qua được những khó khăn, thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cơ quan quản lý cần làm gì?– Về phía doanh nghiệp, cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh để chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được phê chuẩn và có hiệu lực; Nâng cao khả năng cạnh tranh; Tích cực tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua VCCI. 
Về phía các cơ quan quản lý, phải nâng cao tư duy và năng lực quản lý mới; Tích cực tham vấn với Đoàn đàm phán để hiểu rõ hơn quy định và yêu cầu của  TPP, có thể thông qua tham vấn trực tiếp hoặc thông qua các Hội nghị do Bộ CT và Đoàn đàm phán tổ chức; Chuẩn bị sẵn nhân lực thực thi. Việc đàm phán ký kết Hiệp định TPP lần này là một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Vậy, ông có chia sẻ gì về sự kỳ vọng của mình trong việc Việt Nam tham gia Hiệp định TPP và có lời khuyên gì với doanh nghiệp Việt khi chúng ta tham gia Hiệp định?– Tham gia Hiệp định TPP là cột mốc mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định đường lối hội nhập quốc tế sâu hơn của Chính phủ. Gia nhập WTO đã tạo ra sức bật và chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế, Hiệp định TPP có thể đem lại cơ hội lớn hơn cho Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế, tăng cường tính minh bạch, ổn định của hệ thống pháp luật, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, góp phần vào công cuộc tái cơ cấu kinh tế, hướng đến hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào 2020, đặc biệt là tăng năng lực cạnh tranh, tạo sức bật cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp theo Quyết định số 585/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam – PVGas. Chi tiết nội dung trên được phát sóng trong chuyên mục Tọa đàm “Kinh doanh & Pháp luật” vào 17h30’ Thứ bảy, ngày 19/4/2014, phát lại vào 09h00’ Chủ nhật ngày 20/4/2014 trên Kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam.

Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam