Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Nguyễn Đức Thương, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu, cho biết thực tế cho thấy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU thời gian qua vẫn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ quá trình phân phối và nhu cầu của thị trường EU để có cách tiếp cận phù hợp. Việc này sẽ nâng cao được tỷ trọng của doanh nghiệp trong nước trong xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-EU đang mở ra những triển vọng phát triển to lớn cùng với quá trình đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương FTA.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống phân phối, các kênh nhập khẩu hàng hóa và nhu cầu của thị trường Liên minh châu Âu-EU, những thủ tục, luật lệ trong việc nhập khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường EU.

Các doanh nghiệp cũng trao đổi, thảo luận về những thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi tham gia thị trường EU, đồng thời, nêu lên các khuyến nghị giúp các doanh nghiệp Việt Nam có chiến lược tiếp cận và phát triển tại thị trường EU.

Liên minh châu Âu (EU) luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu vẫn còn nặng nề, quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam-EU vẫn tăng trưởng tích cực.

Từ năm 2012, EU đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam.

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-EU đạt trên 33,7 tỷ USD (tăng 16% so với 2012), trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 24,3 tỷ USD (tăng 19% so với 2012), nhập khẩu đạt 9,4 tỷ USD (tăng 7,5%).

Theo ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm tư vấn kỹ thuật dự án MUTRAP, EU là thị trường thống nhất có những quy định, tiêu chuẩn chung đối với nhập khẩu sản phẩm hàng hóa, tuy nhiên, tùy theo thị hiếu của khách hàng mà mỗi nước có những yêu cầu cụ thể về sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để có những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, từ đó có hướng tiếp cận thị trường hiệu quả.

Theo Thông tấn xã Việt Nam