Hóa chất Đức Giang dự tính bán 20% cho cổ đông ngoại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Đức Giang (mã: DGC) đang cân nhắc quyết định bán 20% vốn cho nhà đầu tư ngoại khi DGC được chuyển sàn niêm yết sang HoSE.

Toàn bộ hơn 129,36 triệu cổ phiếu GDC sẽ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) từ ngày 28/07/2020, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 39.700 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +-20% so với giá tham chiếu.

Sau 6 năm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), lượng cổ phiếu nói trên của hóa chất Đức Giang đã có hủy niêm yết tại HNX từ 17/07/2020 để chuyển sang HoSE. 

“Muốn vươn lên” và “thể hiện tầm cỡ với công ty khác tầm cỡ hơn” là lý giải của ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT hóa chất Đức Giang về nguyên nhân quyết định chuyển sàn niêm yết.  

Chọn sàn niêm yết đầu tiên cổ phiếu công ty tại HNX theo ông Huyền là “sai lầm khi ngay ban đầu có đủ tiêu chuẩn để niêm yết ở HOSE và nay khi xin chuyển sàn phải thực hiện thủ tục hàng trăm tờ dù công ty toàn thấy lợi nhuận, chưa bao giờ bị phạt”.  

Vị này cũng kỳ vọng thanh khoản cổ phiếu DGC sẽ được cải thiện hơn khi được niêm yết tại HoSE. 

“Vào đây (niêm yết tại HoSE-PV) để thanh khoản nhiều hơn, nhiều quỹ đầu tư vào hơn. Tại buổi hôm nay đã có người thể hiện ý định muốn mua 20-25% vốn của Đức Giang”, ông Đào Hữu Huyền nói.

.
Đào Hữu Duy Anh (bên trái) và ông Đào Hữu Huyền chia sẻ thông tin tại hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Tập đoàn hóa chất Đức Giang” được tổ chức chiều nay (21/07) tại TP.HCM.  

Hiện, những cá nhân trong gia đình liên quan với ông Đào Hữu Huyền đang nắm khoảng 40% vốn hóa chất Đức Giang và Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) còn 8,85%. 

Hồi cuối năm 2019, Vinachem thoái vốn tại hóa chất Đức Giang nhưng ế nặng bởi mức giá khởi điểm cho đấu giá là 49.100 đồng/cp, cao gấp gần 2 lần giá cổ phiếu DGC đang giao dịch thời điểm này, chỉ quanh mốc 24.900 đồng/cp.

Kết quả, chỉ có hai nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 200 cổ phần trong tổng số hơn 11,4 triệu cổ phần được chào bán. 

Hội đồng quản trị hóa chất Đức Giang cũng vừa có cuộc họp với đại diện vốn Vinachem và được biết sắp tới Tập đoàn này chưa có kế hoạch tiếp tục thoái vốn tại doanh nghiệp 57 “tuổi” này. 

Sinh năm 1988, tốt nghiệp bậc thạc sĩ kỹ sư hoá đại học Cambridge (Anh), Đào Hữu Duy Anh là con trai của Chủ tịch Đào Hữu Huyền. 

Duy Anh tham gia vào Đức Giang từ đầu năm 2012 với vị trí trợ lý Tổng giám đốc và hiện là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám, cùng tỷ lệ sở hữu cá nhân là 26,28%

“Chúng tôi sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của công ty để huy động vốn bên ngoài và chắc chắn không để mất quyền chi phối vì tôi là thế hệ thứ ba gắn bó với Đức Giang, từ bà ngoại nên có gì đó gắn bó rất đặc biệt”, Đức Anh chia sẻ về tỷ lệ vốn có thể bán cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Theo kế hoạch đầu tư phát triển từ nay đến 2026, Tập đoàn này cần khoảng 10.000 tỷ đồng.

Theo lý giải phương thức huy động nguồn vốn trên, ông Huyền cho biết đến cuối năm sẽ có 2.000 tỷ đồng (trong đó khoảng 1.500 tỷ đồng đang gửi ngân hàng), huy động của cổ đông hiện hữu 1.500 tỷ đồng, bán khoảng 20% vốn cho đối tác nước ngoài thu về khoảng 1.000 tỷ đồng, lãi doanh nghiệp trong 5 năm khoảng 4.000 tỷ đồng và phần còn lại khoảng 1.500 tỷ đồng sẽ vay ngân hàng. 

“Nhưng trong quá trình đi có ngã ngựa, gặp rủi ro thì phải dừng lại. Nhưng lịch sử 13 năm phát triển, Đức Giang chưa bao giờ sử dụng đòn bẩy tài chính”, ông Huyền chia sẻ về kế hoạch đã tính toán kỹ lưỡng của ban lãnh đạo. 

Năm 2020, hóa chất đức Giang đặt kế hoạch doanh thu khoảng 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 700 tỷ đồng; tăng lần lượt gần 1.000 tỷ đồng và 128 tỷ đồng so với kết quả năm 2019.
Doanh thu 6 tháng đầu năm nay doanh nghiệp này ghi nhận đạt 3.096 tỷ đồng, tăng 24,5% so với nửa đầu năm ngoái và lãi sau thuế đạt gần 469 tỷ đồng, tăng 67,2% so với cùng kỳ.