Hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Tờ trình của Chính phủ, sau 3 năm thực hiện, Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành mặc dù có đối tượng điều chỉnh rộng, song trên thực tế  mới chỉ có tác dụng đối với cơ quan nhà nước là chính, còn các đối tượng khác chưa thực sự tham gia vào phong trào thi đua. Công tác thi đua khen thưởng thời gian qua còn nặng về khen thưởng, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Do vậy, sửa đổi Luật lần này sẽ chỉ tập trung vào một số nội dung có khả năng xử lý được như: Làm rõ thẩm quyền khen thưởng và đề nghị khen thưởng của một số tổ chức, lĩnh vực kinh tế đặc thù; Điều chỉnh về tiêu chuẩn ở một số danh hiệu thi đua và một số hình thức khen thưởng để bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng… 
      
Tại Hội nghị thẩm tra, việc xem xét vấn đề thi đua, khen thưởng trong các cơ quan dân cử- là nội dung được quan tâm.  Các quy định pháp luật hiện hành chưa xem xét những đặc thù của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, sự khác biệt về tính chất giữa cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở TƯ, địa phương với hệ thống các cơ quan hành pháp. Có ý kiến cho rằng, cần thiết phải tổ chức thi đua, khen thưởng ngay trong nội bộ các cơ quan này cho phù hợp với tính chất mỗi cơ quan và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước đã được Hiến pháp quy định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều đề nghị không nên quy định vấn đề thi đua, khen thưởng trong cơ quan dân cử, đại biểu dân cử trong dự thảo Luật vì cơ quan dân cử làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, mỗi đại biểu đều có trách nhiệm như nhau nên không có quan hệ khen thưởng cấp trên – cấp dưới, khó xác định nội dung, mục tiêu, tiêu chí thi đua, thành tích khen thưởng…

Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân