Hội nghị xin ý kiến về Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp, Hiệp Hội đã sôi nổi tham gia ý kiến, đề xuất các nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Các ý kiến tại Hội nghị tập trung đề xuất về một số vấn đề nổi cộm như: – Bỏ hay không bỏ hoặc chỉ áp dụng trong trường hợp nào đối với thủ tục khảo nghiệm DUS với giống cây trồng; – Nên hay nên tồn tại Hội đồng công nhận sản xuất thử; – Vấn đề bảo hộ giống cây trồng liên quan đến quyền tác giả: đề xuất cấp bằng, chứng chỉ giống mới cho tác giả, không chỉ ghi tên Viện, … – Vấn đề công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi chưa có hướng dẫn cụ thể nên khó khăn trong thực hiện; – Một số thủ tục về lĩnh vực chăn nuôi đã quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa có qui định cụ thể, chi tiết để thực hiện như: Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống, lợn đực giống; cấp chứng chỉ chất lượng giống với bò đực, lợn đực để phối giống trực tiếp, … – Thủ tục trình duyệt mở cửa rừng khai thác ở địa phương qui trình khá phức tạp, mất rất nhiều thời gian, không rõ đầu mối thực hiện tiếp nhận và giải quyết chính cho doanh nghiệp, cá nhân; – Một số thủ tục về giống cây trồng lâm nghiệp cần nghiên cứu để phù hợp hơn với tình hình thực tế như: khảo nghiệm giống lâm nghiệp rất khó thực hiện vì đời cây giống dài; cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khó thực hiện vì các dự án lâm nghiệp không ổn định, ở xa hiện trường hoặc có cần cấp loại giấy chứng nhận này không đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh có danh mục được phép sản xuất giống cây lâm nghiệp, … – Đóng dấu búa kiểm lâm đối với gỗ nhập khẩu. Sau Hội nghị, các ý kiến đóng góp sẽ được tiếp thu đầy đủ để nghiên cứu xử lý ngay những vấn đề thuộc thẩm quyền Bộ và báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền nhằm đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính, tạo bước chuyển căn bản trong giải quyết công việc của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp với doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo Bộ NN&PTNT