Hội thảo Sửa đổi Luật Ban hành văn bản QPPL
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Báo cáo nghiên cứu Sửa đổi Luật Ban hành văn bản QPPL và những vấn đề liên quan đến quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhóm chuyên gia trình bày tại Hội thảo đã chỉ ra 6 tồn tại lớn trong quy trình lập pháp hiện hành là: Các chương trình lập pháp không được hoàn thành như kế hoạch; Tốc độ ban hành các luật, pháp lệnh chậm; Chất lượng các dự thảo luật, pháp lệnh trình ra QH, UBTVQH thấp; Thiếu tính thống nhất giữa các văn bản luật, pháp lệnh; Luật, pháp lệnh thiếu tính khả thi và sự tham gia của người dân vào quy trình lập pháp rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại này là: Chương trình lập pháp thiếu tính linh hoạt; Quan điểm chưa phù hợp về hoạt động lập pháp của QH; Chưa tách bạch quy trình phân tích chính sách và quy trình soạn thảo; Chưa có cơ quan soạn thảo độc lập; Vai trò và thủ tục làm việc của các UB chưa thực sự hiệu quả; Chưa rõ triết lý các phiên thảo luận và thông qua luật, pháp lệnh của QH; Chưa phát huy vai trò của ĐBQH trong việc tiếp thu ý kiến nhân dân. 

 Các chuyên gia kiến nghị, cần phải thay đổi quan niệm về việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chỉ nên xây dựng chương trình ngắn hạn cho từng kỳ họp trên cơ sở các dự án đã được hoàn thiện gửi đến QH tại Kỳ họp trước đó; Chính phủ nên được quyền xác lập ưu tiên trong chương trình làm luật; Tách bạch giữa việc phân tích chính sách và soạn thảo chính sách; Thành lập cơ quan soạn thảo chuyên trách, độc lập; Làm rõ nội dung, yêu cầu của việc đánh giá tác động hoặc ủy quyền cho UBTVQH, Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn về đánh giá tác động; Ban hành các chuẩn mực soạn thảo phục vụ cho việc soạn thảo các văn bản luật, pháp lệnh; Bộ Tư pháp chỉ thẩm định về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật; Xem xét lại cách thức tổ chức các phiên họp UBTVQH cho ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh; Không quy định về khả năng tổ chức thảo luận tổ tại các phiên họp tổ, đoàn về dự án luật, pháp lệnh; Đổi mới thủ tục thảo luận về các dự án luật và tăng cường vai trò của các UB, tạo điều kiện cho các ĐBQH tương tác với cử tri về các nội dung của dự án luật.

Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân