Hôm nay – 5/1, bắt đầu tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi): Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, dự thảo Bộ luật dân sự (BLDS) (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thông qua nhiều hình thức như góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.

3 đầu mối để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa  đổi) là Chính phủ, UBND; Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TANDTC, VKSNDTC với yêu cầu “thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, tạo điều kiện cho nhân dân đóng góp ý kiến thuận lợi, ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo BLDS (sửa đổi) và bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến về các nội dung trên, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành mình và những vấn đề mà Bộ, ngành quan tâm.

Dự thảo BLDS (sửa đổi) được đăng toàn văn trên Báo nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) nêu rõ, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai Kế hoạch này và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo BLDS (sửa đổi). Tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) cho báo cáo viên pháp luật Trung ương và cấp tỉnh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai nội dung lấy ý kiến về dự thảo BLDS (sửa đổi).

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, mục đích của việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) là nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân trong việc góp ý vào nội dung dự thảo BLDS (sửa đổi), bảo đảm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.  

Để có được một BLDS thực sự đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới và nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội và hệ thống chính trị đối với việc sửa đổi BLDS và thi hành BLDS, bên cạnh việc lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo, Chính phủ đã xác định 10 vấn đề trong dự thảo BLDS (sửa đổi) cần tập trung lấy ý kiến nhân dân. Đó là: về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; Về quyền nhân thân; Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; Về hình thức sở hữu; Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; Về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; Về thời hiệu.

Việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) sẽ kết thúc vào ngày 5/4/2015. Báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo BLDS (sửa đổi) của Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức phải gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/4/2015 để Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân Nhân dân đối với dự thảo BLDS (sửa đổi) trước ngày 25/4/2015. Trên cơ sở kết quả tổng hợp ý kiến góp ý, Chính phủ sẽ tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo BLDS (sửa đổi), báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. 

Doanh nhân và doanh nghiệp có thể đóng góp qua www.vibonline.com.vn.


Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp