Hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản cá nhân 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Nhìn từ góc độ của cơ quan lập pháp, NGUYÊN PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÊ VIỆT TRƯỜNG cho rằng, Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đặt ra yêu cầu cấp bách với Quốc hội Khóa XV về việc nghiên cứu, rà soát để ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan, nhất là về quản lý tài sản.

Mới đạt một nửa mục tiêu

– Ông đánh giá như thế nào về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng?

Để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, nhất là tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế, phải giải quyết căn cơ. Tức là, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quá trình hình thành tài sản của cá nhân, nắm được di biến động của tài sản cá nhân, cũng như một số quy định khác của Đảng về việc kê khai tài sản. Có như vậy, khi khởi tố một vụ án, bị can và tuyên án về một cá nhân phạm tội tham nhũng, cơ quan chức năng mới chứng minh được việc sở hữu tài sản của cá nhân, giúp thu hồi các tài sản do tham nhũng mà có.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Việt Trường

– Qua thông báo của cơ quan chức năng, có thể thấy, dù có nhiều chuyển biến nhưng công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, bị chiếm đoạt trong các vụ án về tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu, kỳ vọng. Số lượng tài sản thu hồi được còn thấp so với tổng số tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Nếu không thu hồi được tài sản trong các vụ án tham nhũng thì cuộc chiến chống tham nhũng mới chỉ đạt một nửa mục tiêu. Chúng ta xử lý được trách nhiệm pháp lý của người có hành vi tham nhũng trước pháp luật và Nhân dân nhưng nếu chưa thu hồi được hết tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng thì chưa triệt tiêu được động lực của tham nhũng. 

– Theo ông, vì sao hiệu quả thu hồi tài sản ở các vụ án tham nhũng lại thấp như vậy?

– Nguyên nhân chủ yếu theo tôi là do thiếu cơ sở pháp lý để bảo đảm tiến hành thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Tài sản thuộc sở hữu của công dân chỉ bị thu hồi, tịch thu khi có quyết định hoặc bản án của Tòa án, không thể sử dụng biện pháp hành chính để tước đoạt. Do vậy, nếu không có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác minh quá trình hình thành tài sản của cá nhân, cũng như để xác minh khi khởi tố điều tra một vụ án thì khó có thể phong tỏa tài sản sớm. Sâu xa hơn nữa, chúng ta thiếu quy định pháp luật và công cụ để xác minh tài sản của một cá nhân thuộc diện phải kê khai tài sản nên không thể xác định được nguồn gốc của tài sản, không thể tách bạch tài sản hình thành trước khi đảm nhiệm chức vụ và tài sản hình thành trong quá trình thực thi thẩm quyền, lợi thế của chức vụ được giao. Do thiếu quy định pháp luật và công cụ kiểm soát quá trình hình thành tài sản nên khi khởi tố vụ án hay bị can, cơ quan chức năng lúng túng trong việc quyết định thời điểm và biện pháp phong tỏa tài sản của bị can, theo đó đã tạo ra cơ hội để bị can tiến hành tẩu tán tài sản.

Một nguyên nhân khác là cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy công quyền thường không “dại” đứng tên sở hữu nhiều tài sản. Ngay từ khi hình thành tài sản, họ đã phân tán cho người thân hoặc người đáng tin cậy đứng tên sở hữu đất đai, nhà ở, sổ tiết kiệm, đồ vật có giá trị cao… Nếu không có cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng này thì việc xác minh nguồn gốc tài sản có được từ tham nhũng, có nguồn gốc từ tham nhũng để phong tỏa, thu hồi đối với vụ án tham nhũng sẽ chỉ là xử lý phần ngọn.

Cụ thể hóa chế tài xử lý người giải trình tài sản không trung thực

– Chỉ thị số 04 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, theo ông, đặt ra những yêu cầu như thế nào với Quốc hội?

– Ngay tại Chỉ thị 04, Ban Bí thư yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; về cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt không qua thủ tục kết tội; cơ chế xử lý tài sản bị kê biên, phong tỏa; sớm khắc phục những bất cập, vướng mắc trong kê biên tài sản, phong toả tài khoản, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản, thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp. Những yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ cấp bách với Quốc hội Khóa XV, để khắc phục hạn chế về thể chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu của hệ thống chính trị và mong muốn của người dân.

Trong lĩnh vực tư pháp có nguyên tắc tiền và tài sản của Nhà nước, Nhân dân bị chiếm đoạt phải được thu hồi. Cá nhân làm mất đi tiền, tài sản của Nhà nước, Nhân dân thì phải có trách nhiệm đền bù. Theo đó, Quốc hội Khóa XV cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiến hành sửa đổi đồng bộ các luật về lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức; về kinh tế, tài chính, tiền tệ, trong đó cần quan tâm đặc biệt việc hoàn thiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để không tái diễn các vụ bán nhà, đất thuộc tài sản công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như vừa qua. Đồng bộ với quá trình này cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tố tụng (Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự…), các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự về quyền tài sản… Việc sửa đổi đồng bộ các luật này sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

<img alt="" src="” width=”850px” />

Ảnh minh hoạ

Nguồn: ITN

Quốc hội cần yêu cầu các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát để ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quyền tài sản. Trên cơ sở xác định quyền tài sản của một cá nhân trong quá trình tồn tại có những yếu tố nào có thể tác động đến? Kiểm soát tăng, giảm tài sản của người ta như thế nào? Kiểm soát di biến động tài sản như thế nào? Trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức ra sao? Chế tài nào cho việc giải trình không trung thực về tài sản, đặc biệt là tài sản tăng thêm không rõ nguồn gốc? Hiện nay, một số luật đã có quy định để kiểm soát di động, biến động tài sản nhưng chưa đủ. 

– Theo ông, làm thế nào để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản trong khi không vi phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân?

– Bên cạnh công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định, vì mục đích an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, sức khỏe, tính mạng của Nhân dân thì Nhà nước có thể hạn chế những quyền đó, nhưng phải bằng luật. Đây là vấn đề rất khó nhưng vẫn phải làm, vì không có quy định của luật do Quốc hội ban hành thì không cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép làm trái quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tài sản của công dân nói riêng. Ngoài việc phong tỏa, kê biên tài sản đối với bị can, nên chăng nghiên cứu một số biện pháp về tài sản của người có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến vụ án (ví dụ cấp phó, kế toán trưởng đã bị khởi tố hình sự mà cấp trưởng có ký một số văn bản là tài liệu thuộc hồ sơ vụ án thì có thể tạm thời bị hạn chế một số việc liên quan đến tài sản như chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển giao quyền sở hữu những tài sản có giá trị lớn, tạm thời chưa được xuất cảnh…). Đây là những vấn đề cần sớm được nghiên cứu để có biện pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng trốn ra nước ngoài hay tẩu tán tài sản của người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi thấy có dấu hiệu bị khởi tố hành vi tham nhũng. Khi đã thấy “lỗ hổng về pháp luật”, cơ quan có thẩm quyền phải khẩn trương lấp kín những lỗ hổng này.

Cùng với đó, Nhà nước cần thúc đẩy thanh toán không sử dụng tiền mặt, hạn chế thấp nhất sử dụng tiền mặt. Việc sử dụng tiền mặt cho những giao dịch nhỏ hàng ngày là cần thiết, vì số lượng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn còn lớn (khoảng 60 – 70%). Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ số hiện nay, cần thúc đẩy thanh toán điện tử sẽ giúp quản lý nguồn tiền, thu nhập của cán bộ, công chức tốt hơn, góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn. Ngoài ra, cần trao cho cơ quan thanh tra, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý ở các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền phải giải trình về nguồn gốc hình thành tài sản khi thấy có dấu hiệu bất thường và phải cụ thể hóa chế tài đối với người giải trình không trung thực. Nói cách khác, để thực hiện trọn vẹn mục tiêu đấu tranh phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp quy mô và bài bản, cũng như nêu cao trách nhiệm của các cấp, các ngành.

 – Xin cảm ơn ông!