Kê khai thuế qua mạng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

– PV: Ông có thể cho biết qua quá trình thí điểm đối với một số đơn vị, việc kê khai thuế qua mạng có vấn đề gì cần chú ý?

– Đáng chú ý nhất trong công tác kê khai thuế qua mạng là bảo mật thông tin và tính pháp lý. Hiện nay, nhân viên thực hiện nghiệp vụ thuế của doanh nghiệp phải thực hiện kê khai và đưa cho giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu. Trong khi đó, việc kê khai thuế qua mạng sử dụng chữ ký số. Theo pháp luật hiện hành, chữ ký số có thể được sử dụng thay cho con dấu và đang thử nghiệm áp dụng.

Một vấn đề đáng chú ý khác là, tờ khai giấy có thể lưu văn bản để làm chứng cứ đã nộp thuế, còn tờ khai điện tử cũng phải đảm bảo nhu cầu lưu trữ cho cơ quan thuế. Khi áp dụng khai thuế điện tử, quy trình khai thuế của doanh nghiệp có sự thay đổi. Trước đây Giám đốc ký tờ khai thuế, sau khi kiểm duyệt nội bộ trong doanh nghiệp của kế toán, kế toán trưởng và giám đốc tài chính. Trong giao dịch điện tử, các vị trí cần thiết phải biết ứng dụng tin học để xác minh số liệu rồi mới chuyển cho người sử dụng chữ ký số và chuyển đi. Đây là mô hình mới nên cần đẩy mạnh tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ và yên tâm áp dụng.

– PV: Vấn đề bảo mật sẽ được quan tâm như thế nào khi một số doanh nghiệp lo lắng về vấn đề này?

– Hiện nay, việc kê khai thuế qua mạng đang được thực hiện thí điểm trong phạm vi 4 Cục thuế với một số doanh nghiệp tiêu biểu. Nhưng để chuẩn bị triển khai rộng hơn, bên cạnh tuyên truyền, ngành thuế sẽ phải phối hợp với cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn bảo mật. Mục tiêu an toàn bảo mật luôn được ngành thuế đặt lên hàng đầu. Ngoài ra sẽ tăng cường sao lưu, dự phòng để tránh thảm họa, sự cố, cháy nổ làm mất dữ liệu

– PV: Có tình trạng quá tải khi có nhiều doanh nghiệp kê khai vào một thời điểm, cơ quan thuế đã xây dựng những giải pháp gì để khắc phục?

– Tổng cục Thuế đã lường đến vấn đề này và có biện pháp mở rộng tài nguyên, năng lực xử lý dữ liệu, đường truyền đảm bảo cho người nộp thuế sử dụng. Ngoài ra, có thể áp dụng kinh nghiệm của các quốc gia khác nhằm giảm tải cho hệ thống thuế điện tử. Từ đó xây dựng giao thức chuẩn giữa đơn vị trung gian với cơ quan thuế, điều này không mới vì ngành thuế nhiều nước đã áp dụng. Ngoài ra, ngành thuế sẽ tăng cường thiết bị, giải pháp phân tải cũng được nghiên cứu.

– PV: Nhân lực và công nghệ để triển khai mở rộng kê khai thuế qua mạng đã được chuẩn bị như thế nào?

– Công nghệ đang trong quá trình đồng bộ cao hơn. Về nhân lực, Tổng cục sẽ tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm duy trì và phát triển hệ thống. doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu cách thức thực hiện. Tổng cục cũng đang chuẩn bị để các đơn vị cấp chữ ký số có thể đảm bảo cấp thủ tục nhanh, gọn hơn để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm thực hiện. Giao dịch điện tử cũng đòi hỏi nền tảng công nghệ cao, từ cơ quan Nhà nước đến doanh nghiệp. Với lợi ích và hiệu quả lâu dài, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ cùng đầu tư để chia sẻ chi phí góp phần thúc đẩy việc kê khai thuế điện tử.

– PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về mục tiêu mở rộng kê khai thuế qua mạng trên phạm vi cả nước?

– Năm 2009, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chỉ đạo thực hiện với hơn 900 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện thí điểm thành công với trên 700 doanh nghiệp. Về kế hoạch năm 2010, ngành thuế mở rộng triển khai kê khai thuế qua mạng với phạm vi cả nước với mục tiêu khoảng 6.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 60-70% số thu của cả nước. Cục Thuế Hà Nội dự kiến triển khai với khoảng 3.000 doanh nghiệp.

Nguồn: Báo Điện tử An ninh thủ đô