Kết quả kiểm toán 2007: Còn nhiều sai phạm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Liên quan đến việc kiểm toán các TCty, Tập đoàn NN, năm 2007 KTNN đã kiểm toán 225/385 doanh nghiệp thành viên thuộc 19 Tcty, tập đoàn, trong đó có 202 doanh nghiệp kinh doanh có lãi và 23 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Điều đáng quan tâm là báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp phản ánh chưa đúng doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ với NSNN dẫn đến thuế và các khoản nộp ngân sách của 20 Tcty tăng thêm hơn 273 tỷ đồng. Nợ phải thu, phải trả cũng rất lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2006 tổng số nợ phải thu hơn 25.000 tỷ đồng, chiếm 14,24% tổng tài sản, bằng 64% vốn chủ sở hữu. Tổng số nợ phải trả lên tới 65.799 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nguồn vốn và chiếm 171,2% tổng vốn chủ sở hữu. Dù số lượng lớn, nhưng công việc quản lý các khoản nợ phải thu phải trả của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính chính xác; quản lý vật tư, hàng hoá tại một số chưa chặt chẽ, dẫn đến sự chênh lệch giữa biên bản kiểm kê với sổ kế toán; hạch toán và theo dõi TSCĐ và đầu tư dài hạn không đúng quy định như đầu tư, mua mới đã đưa vào sử dụng nhưng chưa ghi tăng hoặc đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hạch toán vào chi phí, hạch toán tăng TSCĐ khi chưa đủ điều kiện…

Liên qua đến các tổ chức tài chính ngân hàng vẫn còn nhiều tồn tại như chênh lệch khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán, thu bán tài sản siết nợ, công nợ phải trả không có đối tượng, treo gác nhiều năm không xử lý dứt điểm; một số khoản phải thanh toán với NHNN chưa được các NHTM xử lý dứt điểm; quản lý thu nhập, chi phí của hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính phản ánh không đúng. Kết quả kiểm toán điều chỉnh giảm thu nhập 4.570 tỷ đồng, điều chỉnh giảm chi phí 5.186 tỷ đồng…

Ông Lê Minh Khái – Phó Tổng kiểm toán nhà nước cho biết trong năm nay sẽ kiểm toán những tập đoàn, TCty lớn, trong đó có tập đoàn điện lực Việt Nam, Than – khoáng sản Việt Nam, Vinalines… Việc kiểm toán tập trung vào cơ cấu vốn đầu tư, tình hình tài chính, hạch toán lãi lỗ, trong đó, những mặt hàng mà Nhà nước quản lý giá hoặc quản lý một phần giá sẽ tập trung chủ yếu đến vấn đề cơ cấu giá thành, chi phí…

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp