Không hợp lý? 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thuế với một số mặt hàng thép xây dựng còn 10 – 15% và tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5% nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép cho thị trường trong nước, bình ổn giá thị trường và hạn chế việc xuất khẩu phôi thép. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này không hợp lý.

Theo phân tích của đại diện một số doanh nghiệp, giá thép của nước ta là một trong những nơi thấp nhất thế giới. Ví dụ giá thép cuộn cán nóng (HRC) ở Mỹ là 1.500 USD/tấn, ở châu Âu là 1.200 USD/tấn thì ở nước ta công ty này đang bán với giá dưới 1.000 USD/tấn, đồng thời vẫn ưu tiên cho thị trường trong nước, chưa có kế hoạch xuất khẩu. Do vậy, đề xuất áp thuế xuất khẩu với phôi thép (7206, 7207) và giảm thuế nhập khẩu với một số sản phẩm thép sẽ gây tác động kép, ảnh hưởng xấu đến các công ty.

Mặt khác, diễn biến thị trường đã thay đổi từ tháng 6 vừa qua do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 nên hầu hết các công trình xây dựng đã ngừng hoạt động. Bởi vậy, chính sách này sẽ không có nhiều ý nghĩa cả ở thời điểm hiện tại và tương lai. Hơn nữa, thời gian tới, giá thép trong nước sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới nên chính sách mới nếu được áp dụng sẽ càng làm tăng áp lực với các nhà sản xuất trong nước hoặc có thể sẽ khiến ngành thép mất hoàn toàn thị trường xuất khẩu, bởi thép là một ngành rất cạnh tranh…

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho rằng, phương án đề xuất điều chỉnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sắt thép của Bộ Tài chính là chưa phù hợp với thực trạng ngành thép trong nước hiện nay. Tại cuộc họp tham vấn với Bộ Tài chính ngày 18.6.2021, đại diện Bộ Công thương cũng cho rằng, chưa nên điều chỉnh chính sách thuế suất xuất nhập khẩu thép trong thời điểm hiện nay. Do đó, VSA kiến nghị không điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và không giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thép thành phẩm.

Cần nhắc lại rằng, vài tháng trước, khi giá thép trong nước tăng 40 – 50% so với năm 2020, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá. Vậy nhưng đại diện Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng, việc đặt vấn đề giảm thuế nhập khẩu với thép thành phẩm cần phải cân nhắc, tránh ảnh hưởng ngành thép trong nước. Cụ thể, hiện thuế suất nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất thép từ 0 – 3% tùy loại nhằm thúc đẩy sản xuất thép trong nước. Thuế suất nhập khẩu thép thành phẩm hiện là 15% với thép hình, thép góc và 20% với thép que. Đây là các mức thuế tuân thủ theo cam kết quốc tế và các quy định thuế xuất nhập khẩu. Theo Vụ Chính sách thuế, có thể xem xét điều chỉnh các chính sách thuế tự vệ để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất thép và giá thép xây dựng ở thị trường trong nước…

Có thể thấy những bất lợi nếu thực hiện các chính sách về thuế. Vậy nên, để giải quyết vấn đề này, trước mắt cần ưu tiên các giải pháp bảo đảm cân đối cung – cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Về lâu dài, cần sửa đổi, bổ sung Luật Giá nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế thị trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề này chứ không chỉ “chạy theo” những hiện tượng, diễn biến tức thời.