Không thể chỉ bằng một giải pháp 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng TP Hà Nội vừa có kiến nghị với UBND thành phố và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội ưu tiên triển khai 14 tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhằm cải thiện điều kiện vận hành, nâng cao năng lực vận chuyển, góp phần thu hút hành khách sử dụng dịch vụ, từ đó giúp giảm phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao thông…

Theo đề xuất này, có 4 tuyến đường trục chính đủ điều kiện đã được nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – 2020 gồm Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; tuyến đường Pháp Vân – Giải Phóng – Đại Cồ Việt dài 4,7km; tuyến đường Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự có chiều dài 5,9km; tuyến đường Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Linh Đàm dài 9,6km.

10 tuyến còn lại thực hiện theo Kế hoạch số 201/KH-UBND của UBND TP Hà Nội ban hành ngày 16.10.2020 về phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2030. Cụ thể, 5 tuyến đường tổ chức làn ưu tiên trong giai đoạn 2021 – 2025 với chiều dài 22,6km gồm tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Trần Duy Hưng, Xã Đàn, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt. 5 tuyến đường nghiên cứu tổ chức làn ưu tiên trong giai đoạn 2026 – 2030 với tổng chiều dài 82,3km là Nhổn – Hồ Tùng Mậu, Ngọc Hồi – Bến xe Thường Tín, Trần Duy Hưng – Hòa Lạc, Mỹ Đình – sân bay Nội Bài, Thường Tín – Phú Xuyên (dọc theo Quốc lộ 1 cũ).

Hiện nay, ở Hà Nội, ngoài tuyến BRT Kim Mã – bến xe Yên Nghĩa có làn đường riêng, các tuyến xe buýt còn lại đều phải sử dụng chung với các phương tiện khác và đương nhiên cùng chịu ảnh hưởng khi ùn tắc giao thông dẫn đến hạn chế về khả năng bảo đảm thời gian hành trình. Bởi vậy, theo một lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội (trước đây là Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị TP Hà Nội) cho rằng, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian hành trình, một trong những điều kiện quan trọng là cần phải có làn đường dành riêng cho xe buýt. Xe buýt đi nhanh hơn thì người dân sử dụng xe buýt thay cho xe cá nhân nhiều hơn, góp phần giảm lượng phương tiện cá nhân tham gia giao thông, giảm ùn tắc, đồng thời có ý nghĩa tích cực về kinh tế – xã hội, môi trường…

Có thể về lý thuyết là vậy và trong xu thế phát triển chung, phải tính đến tổ chức làn đường riêng cho xe buýt là đúng. Thế nhưng điều quan trọng là tổ chức thực hiện ở những tuyến nào? Lộ trình, quy mô, điều kiện thực hiện ra sao và hiệu quả thế nào bởi dẫn chứng cụ thể ở đây là việc tổ chức tuyến BRT Kim Mã – bến xe Yên Nghĩa. Cho đến nay, vẫn có nhiều ý kiến về hiệu quả, nhưng cái mà người dân cũng như các cơ quan chức năng thấy rõ là rất khó để “bảo vệ” làn đường khỏi sự “xâm lấn” của các phương tiện giao thông khác cả trong giờ cao điểm và thấp điểm bởi một bên thì ùn tắc nghiêm trọng, một bên thì thênh thang…

Mục tiêu nâng cao chất lượng xe buýt để thu hút người dân sử dụng thay cho phương tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… là đúng. Thế nhưng chắc chắn rằng không chỉ bằng biện pháp tổ chức làn đường riêng là đủ mà cần tổng hợp nhiều yếu tố thì mới khả thi.