Khoảng 25% công ty chứng khoán bị thua lỗ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Nghĩa là hơn 80 công ty chứng khoán này có quyền thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Như vậy, số lượng công ty chứng khoán đã bằng 1/3 tổng số lượng công ty niêm yết. Đây là một số lượng khá lớn so với các thị trường chứng khoán trong cùng khu vực như Trung Quốc, Thượng Hải hay Nhật Bản.

Chính vì thế, hiện nay rất nhiều công ty chứng khoán đang rơi vào khủng hoảng. Đã qua rồi cái thời nhà nhà chơi chứng khoán, người người đầu tư chứng khoán. Chính thời kỳ bùng nổ chứng khoán là nguyên nhân ra đời hàng loạt công ty chứng khoán mới. Trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 300.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, trong đó không ít tài khoản “chết” do không có giao dịch. Mặt khác, thị phần môi giới thường được chia bởi các công ty chứng khoán như SSI, SBS, ACBS, Âu Lạc…, chỉ còn phần nhỏ của “miếng bánh” môi giới được chia cho các công ty mới.

Khi thị trường điều chỉnh, các công ty chứng khoán phải chạy đua, đầu tư cơ sở hạ tầng thật tốt, sàn giao dịch rộng rãi, thoáng mát, nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, phần mềm tối ưu, giảm phí giao dịch… Thế nhưng kết quả cũng không được như mong đợi. Nhà đầu tư vẫn có thói quen lui tới những sàn giao dịch quen thuộc, nơi ấy họ có thể vừa đầu tư vừa trao đổi thông tin cùng những người bạn tại sàn.

Về mảng dịch vụ tự doanh, hầu hết các công ty chứng khoán đều bị thua lỗ trong thời điểm này do tính thanh khoản của thị trường OTC thấp, giá của số cổ phiếu niêm yết lại sụt giảm tới 50% so với thời gian trước đây. Nếu công ty chứng khoán sử dụng vốn vay để đầu tư trong khoảng thời gian từ nửa cuối 2007 đến nay để tự doanh thì phần thua lỗ gần như chắc chắn. Theo ước tính của một chuyên gia trong ngành tài chính chứng khoán, tối thiểu 25% công ty chứng khoán báo cáo tài chính từ 2007 đến nay đều bị lỗ trong khoảng từ 10% đến 25% so với vốn điều lệ. Cũng theo dự đoán của chuyên gia này, trong thời gian tới, xu thế M&A (mua bán và sát nhập công ty) giữa các công ty chứng khoán sẽ xảy ra nhiều hơn như trường hợp của Công ty Chứng khoán Âu Lạc, Hướng Việt… và cũng sẽ có một vài công ty chứng khoán tuyên bố phá sản.

Với một nguồn vốn không nhỏ phải bỏ ra để thành lập công ty chứng khoán nhưng thị phần được chia không đồng đều, bài toán bảo toàn đồng vốn thật khó giải đối với những người chịu trách nhiệm điều hành. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều hồ sơ xin thành lập công ty chứng khoán đang chờ được duyệt.

Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM