Không được dùng vốn ủy thác, vốn vay để góp vốn thành lập ngân hàng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Quyết định mới, các tổ chức, cá nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn thành lập ngân hàng TMCP và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.

Đối với tổ chức tín dụng, sau khi góp đủ số vốn cam kết phải tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN về an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

Đối với các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp cam kết.

Cũng theo Quyết định mới này, trong hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc, cổ đông sáng lập, cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng còn phải bổ sung thêm Bảng kê khai thu nhập, tài sản của cá nhân có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên theo mẫu quy định của NHNN.

Đồng thời, trong hồ sơ của cổ đông là tổ chức phải có Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất (nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm có Văn bản xin thành lập ngân hàng) được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Báo cáo tài chính của cổ đông là tổ chức sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng và của cổ đông sáng lập là tổ chức đến thời điểm gần nhất (nhưng không quá 180 ngày trở về trước tính từ thời điểm có Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng) đã được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp.

Sau gần nửa năm xây dựng khung pháp lý và cũng từng ấy thời gian thẩm định hồ sơ xin thành lập ngân hàng TMCP của nhiều đơn vị, thị trường ngân hàng Việt Nam sắp sửa đón chào những “tân binh” tham gia vào lĩnh vực được coi là “hot” nhất hiện nay.

Vốn điều lệ lớn nhất thuộc về Ngân hàng TMCP Dầu khí với 5.000 tỷ đồng, là vốn góp của các cổ đông Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Ngân hàng TMCP quốc tế (VIBBank). Kế đến là Ngân hàng TMCP Liên Việt đăng ký số vốn lên tới 3.300 tỷ đồng, với sự tham gia của các cổ đông lớn như Công ty TNHH Him Lam, Công ty Vận tải hàng không phía Nam, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn.

Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Bảo Việt có số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, gồm các cổ đông Bảo Việt, Vinamilk và SeAbank.

Vốn điều lệ thấp nhất trong 4 ngân hàng được chấp thuận lần này là Ngân hàng TMCP FPT có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT, Tổng công ty Tái bảo hiểm Vinare, VMS MobiFone – Theo Vietnam Economic News Online.

Click vào đây để đọc toàn văn Quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN

Nguồn: Website Chính phủ