Khủng hoảng cũng là cơ hội cho ngành bảo hiểm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

PV: Ông có những dự báo gì cho thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay?

Ông Takashi Fujii: Sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nhất định đến ngành tài chính và ngân hàng của Việt Nam. Thực ra, ngành tài chính trong nước đã có dấu hiệu đi xuống trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra bằng việc chỉ số VN-Index bắt đầu chựng lại, rồi đi xuống từ cuối năm 2007 đầu năm 2008. Đây là quy luật tự nhiên: có tăng ắt phải có giảm, và điều này đúng đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam sau một thời kỳ tăng trưởng quá nóng.

Năm 2008, ngành bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khoảng 20% về khai thác mới, và tôi cho rằng vẫn có cơ sở để ngành này tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Hiện các công ty mới chỉ bán khoảng 5 triệu hợp đồng chính trong một thị trường có đến 86 triệu dân. Tôi vẫn tin những sản phẩm bảo hiểm thích hợp sẽ thu hút nhiều người mua trong năm nay khi mà lãi suất tiền gửi ngân hàng đã giảm sâu.

Mặc dù số lượng người thất nghiệp đã tăng lên, thiên tai có thể ảnh hưởng đến mùa màng của nông dân, nhưng ngành bảo hiểm nhân thọ sẽ tiếp tục tăng trưởng 20% hoặc cao hơn. Mức tăng trưởng 20-30% là bền vững cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, chứ không nên tăng trưởng quá nóng, trên 100% như những năm 2000-2003.

PV: Những sản phẩm bảo hiểm thích hợp mà ông cho là sẽ thu hút được nhiều người mua là gì vậy?

– Nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế và dân số của Việt Nam, có hơn 70% số dân sống nhờ vào nông nghiệp, kinh doanh buôn bán nhỏ, nên thu nhập của họ không ổn định. Có thể năm nay nông dân được mùa nhưng lại bị mất mùa vào các năm sau.

Nếu ngành bảo hiểm tiếp tục bán cho họ những sản phẩm mà buộc họ phải đóng bảo phí đều đặn như nhiều sản phẩm truyền thống hiện nay thì rất khó. Bởi vậy, cần bán cho đối tượng khách hàng này những sản phẩm mà họ có thể hoàn toàn chủ động trong việc đóng phí phù hợp với mức thu nhập của chính họ và gia đình của họ. Cụ thể, họ có thể đóng d

– Một năm sau ngày thành lập, vào tháng 1-2008, Dai-ichi Life Việt Nam đã được Bộ Tài chính cho phép tăng vốn đầu tư từ 25 triệu đô la Mỹ lên 72 triệu đô la Mỹ (tương đương 1.152 tỉ đồng).

– Tỷ lệ tăng trưởng khai thác mới bình quân trong hai năm qua: gần 30%

– Số lượng văn phòng trên toàn quốc: 52

ư ra nếu có nhiều thu nhập hơn, và có thể rút số tiền đã đóng để chi tiêu lúc khó khoăn.

PV: Nhưng mấy ai sống ở nông thôn có dư tiền để mua bảo hiểm?

– Chúng tôi cũng từng nghĩ như thế. Nhưng thực tế là chúng tôi đã bán được nhiều hợp đồng ở khu vực Tây Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và những vùng nông thôn mà chúng tôi từng nghĩ là người dân không có tiền để mua bảo hiểm nhân thọ.

Sẽ là không đúng nếu chúng ta nói rằng nông dân không có tiền. Họ có tiền nhưng mức thu nhập của họ chỉ không ổn định mà thôi và họ sẽ không mua những hợp đồng có mức phí đóng quá cao. Khả năng tìm ra phần thị trường mới sẽ là chìa khóa thành công cho chiến lược của một công ty.

PV: Cách đây hai năm Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Nhật Bản đã mua lại Bảo Minh-CMG. Có phải đây là giải pháp nhanh nhất giúp một công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam?

– Thay vì phải mất ít nhất 3-5 năm để xây dựng một mạng lưới bán hàng thì nên mua lại một công ty đang hoạt động rồi xây dựng lại cho phù hợp với chiến lược của mình. Việc mua lại Bảo Minh-CMG vào tháng 1-2007 là một quyết định đúng vì khả năng có vụ mua bán tại một thị trường mới chỉ có bảy công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là rất hiếm.

Hiện thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có 10 công ty, và chỉ có Bảo Việt là công ty trong nước. Bảo hiểm là lĩnh vực thoáng nhất trong ngành tài chính và ngân hàng tại Việt Nam, 10 công ty bảo hiểm nhân thọ thì đến chín công ty là của nước ngoài. Ngay cả trong lĩnh vực chứng khoán hay quản lý quỹ thì phía nước ngoài cũng mới được phép giữ 49% trong liên doanh. Nếu một công ty bảo hiểm nhân thọ nào mà không phát triển được ở thị trường này là tại chính công ty đó.

PV: Như vậy là các công ty nước ngoài này sẽ chiếm lĩnh và chi phối thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam?

– Hiện các công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam đang là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ toàn cầu và khu vực. Lợi thế của họ là vốn và những mô hình hoạt động phù với thị trường Việt Nam sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm từ nhiều thị trường khác, trong khi công ty trong nước đang trong giai đoạn học hỏi.

Các ông chủ nước ngoài đã đầu tư tiền vào các công ty mà đa phần nhân viên là người Việt Nam. Hơn 10 năm chưa phải là thời gian đủ dài để các nhân viên Việt Nam học hết kinh nghiệm, kỹ năng để có thể đảm nhiệm vai trò quản lý cấp cao tại một công ty bảo hiểm nhân thọ. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện sẽ thay đổi trong 10 năm tới. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những nhân viên này thành lập các công ty bảo hiểm của Việt Nam. Vì họ am hiểu thị trường hơn các ông chủ nước ngoài, nên các công ty của họ sẽ lớn mạnh và rồi mua lại các công ty nước ngoài đang hoạt động tại đây.

Tôi cho rằng, nhân lực là yếu tố quyết định vì nếu thiếu nhân lực, một công ty cũng chẳng thể thực hiện một chiến lược, kế hoạch tốt cho dù có nhiều tiền. Đừng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không có tiền, nếu thế đã không có nhiều ngân hàng mở cửa trong thời gian qua. Vốn điều lệ bắt buộc của ngân hàng là 1.000 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ tối thiểu của một công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ là 600 tỉ đồng. Không có gì là bất biến, có ai ngờ những ngân hàng, công ty trong lĩnh vực tài chính tầm cỡ thế giới hiện đang phải lao đao hoặc đã bị phá sản!

MỘNG BÌNH thực hiện
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online