Kiềm chế giảm cước để bảo vệ doanh nghiệp mới
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

ông Nguyễn Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định Bộ khuyến khích doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động với giá cước rẻ cho người dân nhưng việc giảm cước phải có sự điều tiết để tạo điều cho doanh nghiệp mới phát triển. Việc điều tiết cũng là cần thiết để tránh doanh nghiệp lớn “ép” doanh nghiệp nhỏ, sau đó thâu tóm và quay lại độc quyền.

Thưa ông, hiện nay Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đã trình phương án giảm cước. Vậy Bộ sẽ quyết định như thế nào về vấn đề này?

Vừa rồi, không chỉ VNPT mà các doanh nghiệp như Viettel, EVN Telecom… cũng đều có các phương án điều chỉnh giá cước các dịch vụ. Trước đó, từ đầu năm nay VNPT đã báo cáo Bộ lộ trình giảm cước. VNPT đã trình Bộ phương án về phương án điều chỉnh giảm giá của họ. Về mức điều chỉnh giảm khó có thể nói là bao nhiêu vì VNPT xin giảm một số gói cước di động khác nhau và Bộ đang xem xét và có những quyết định phù hợp.

Thị trường thông tin di động trong thời gian qua đã có bước phát triển hết sức ngoạn mục và đồng thời có sự điều tiết của nhà nước nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ lực và các doanh nghiệp mới đều có thể phát triển. Với vai trò điều tiết, hàng năm Bộ đều có những cuộc họp để định hướng và quản lý giá cước của doanh nghiệp. Do vậy, việc điều chỉnh giá của Viettel trong thời gian qua và của VNPT trong thời gian tới đều nằm trong định hướng chung của Bộ.

Viettel và VNPT đều là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động được xếp vào danh sách khống chế thị trường, vậy VNPT sẽ có mức cước bằng với mức cước của Viettel?

Viettel vừa rồi đã được xếp cùng VNPT vào danh sách doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Hiện nay cũng rất khó nói giá cước của VNPT thấp hay cao hơn Viettel bởi vì trước đây, khi chưa được xếp vào nhóm doanh nghiệp khống chế, Viettel điều chỉnh giảm giá cước không phải xin phép, còn VNPT muốn điều chỉnh thì phải xin phép. Theo thông lệ, các doanh nghiệp mới thường có mức cước thấp hơn các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Nhưng di động có rất nhiều gói cước (trả trước, trả sau, gói cước ngày), mỗi gói cước có định hướng tới thị trường khác nhau nên có thể cho gọi dài hơn nhưng giá thấp hơn hoặc là cho nhắn tin… nên cụ thể cao hơn bao nhiêu chúng tôi cũng chưa xem xét. Còn mức điều chỉnh giảm cụ thể thế nào chúng tôi sẽ xem xét.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có nhiều gói cước khác nhau. Mỗi doanh nghiệp định hướng tới nhóm khách hàng khác nhau sẽ có mức cước khác nhau. Ví dụ một gói cước người ta có thể cho thêm tin nhắn, nhận cuộc gọi thì được thêm tiền vào tài khoản nên bình quân barem rất khó, cuối cùng phải quy lại là cước thông tin và đưa về mức chung bởi nằm trong một khung. Còn các mức cước khác như cước hoà mạng, cước thuê bao… phải tính mức bình quân cho một thuê bao mới phản ánh được mức cước đó như thế nào.

Bao giờ phương án cước của VNPT được Bộ duyệt?

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước, trong vòng 10 ngày Bộ sẽ có ý kiến về việc giảm cước của VNPT. Còn nếu (Bộ) không đồng ý, các doanh nghiệp này (chiếm thị phần khống chế, điều chỉnh cước phải xin ý kiến Bộ) sẽ phải làm lại phương án.

Quan điểm của Bộ là sẽ cho giảm cước theo từng gói cụ thể hay là giảm chung chung?

Trên cơ sở các doanh nghiệp trình lên một số gói cước (đây là các doanh nghiệp thuộc danh mục chiếm thị phần khống chế), Bộ sẽ phải xem xét mức cước chuẩn và cũng phải điều chỉnh trên nền tổng thể của các phần khác. Ví dụ như cước thuê bao, cước nhắn tin… để cân đối ra một mức cước chung, từ đó xem xét ra một mức bình quân tuỳ từng gói.

Quan điểm của Bộ là khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm giá thành để có mức cước rẻ đến người dân. Tuy nhiên, việc giảm cước cũng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng và tránh trường hợp chạy theo số lượng bỏ quên chất lượng.

Trong khi VNPT chờ giảm cước, Bộ đã tính đến tác động giảm cước với các mạng di động nhỏ chưa?

Thực ra đây cũng nằm trong định hướng chung của Bộ. Hàng năm, Bộ luôn có chỉ đạo cụ thể. Hiện nay, thị trường chưa cạnh tranh hoàn hảo nên phải có sự điều tiết của Bộ và nhờ sự điều tiết này mà những doanh nghiệp mới như Viettel có bước bứt phá. Nếu các doanh nghiệp mạnh cứ giảm giá, dẫn đến một vài doanh nghiệp nhỏ bị thôn tính hoặc mất đi thì lúc đó các doanh nghiệp mạnh trở thành độc quyền. Vì vậy, trong thời gian tới, để có một bước tiến mới Bộ vẫn giữ vai trò điều tiết.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: ICT