Kiến tạo mạnh mẽ, hành động quyết liệt 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Hôm qua, Quốc hội đã miễn nhiệm Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và trong phiên làm việc đầu tuần tới, sẽ bầu Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ mới. Đặt nhiều kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo mới của đất nước, các đại biểu Quốc hội mong muốn, Chủ tịch Nước, Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ tiếp tục duy trì tinh thần kiến tạo mạnh mẽ và hành động quyết liệt để biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển đất nước.

ĐBQH Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị): Tập trung hoàn thiện thể chế

Danh sách nhân sự trình ra Quốc hội tại kỳ họp này đều là các đồng chí ưu tú. Các đồng chí ứng cử vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước đều từng kinh qua rất nhiều lĩnh vực, vị trí công tác và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Việc này đã được đánh giá từ cấp dưới lên cấp trên trong hệ thống chính trị. Tôi tin tưởng Chủ tịch Nước, các nhà lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, người đứng đầu các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ sẽ làm tròn trách nhiệm, thực sự là những “đầu tàu” kéo hệ thống chính trị của chúng ta tiếp tục phát huy những mặt mạnh, hạn chế những yếu kém để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững, mang lại hạnh phúc cho Nhân dân.

<img alt="Ảnh: T.Chi" src="” width=”450px” />
Ảnh: T.Chi

Với tân Thủ tướng Chính phủ sẽ được Quốc hội bầu trong ngày 5.4 tới, tôi đặt rất nhiều kỳ vọng Thủ tướng sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện thể chế. Đây là một trong ba đột phá chiến lược đã được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Thời gian qua, chúng ta thấy công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế đã đạt được rất nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chính phủ đã rất quyết liệt trong thực hiện đột phá chiến lược này và Quốc hội cũng đã đồng hành, sát cánh với Chính phủ trong nhiệm vụ này. Tuy nhiên, chúng ta cần làm tốt hơn vì thời gian qua, Chính phủ vẫn còn để xảy ra những tồn tại, hạn chế trong xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Cụ thể, vẫn còn tình trạng lùi – giãn – hoãn việc xem xét thông qua các dự án luật; mặc dù chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ nhưng vẫn còn nhiều dự án được đưa vào chương trình rồi lại rút ra. Có những dự án luật chưa bảo đảm được chất lượng khi trình ra Quốc hội, làm mất nhiều thời gian của cả Chính phủ và Quốc hội. Bên cạnh đó, còn tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi, tạo ra khoảng trống pháp lý khi luật cũ hết hiệu lực mà luật mới lại chưa có hướng dẫn thi hành, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp cũng như công tác quản lý xã hội. Chính vì thế, tôi mong rằng tình trạng này sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế sẽ được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ hơn để thực sự tạo chuyển biến, động lực mạnh mẽ để đất nước phát triển.

ĐBQH Y Khút Niê (Đăk Lăk): Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV là nhiệm kỳ tương đối hoàn thiện và thành công. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, nhiều Nghị quyết, trong đó có những Nghị quyết hết sức quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội. Các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Với Chính phủ, đây là nhiệm kỳ ghi dấu ấn đậm nét về sự sâu sát với nhân dân, nắm bắt những việc cụ thể, những yêu cầu của nhân dân và triển khai rất kịp thời các luật mà Quốc hội đã ban hành. Nhờ đó, thời gian qua, những thành tựu phát triển đất nước ta đã được thế giới đánh giá cao. Để làm được điều này phải nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã luôn tích cực, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành; luôn đặt ra những ưu tiên để xác định vấn đề cần tập trung làm trước, làm ngay.  

Ảnh
Ảnh: Q.Khánh

Tôi tin tưởng và kỳ vọng Thủ tướng Chính phủ mới sẽ tiếp tục vận hành bộ máy hành pháp theo đúng quỹ đạo mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định; nêu cao kỷ cương, phép nước, tích cực hành động. Nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, đòi hỏi đồng chí tân Thủ tướng phải biết tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ hội. Như với lợi thế so với các nước về công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất hiệu quả và giảm thiểu được tổn thất thấp nhất, thì nước ta sẽ tranh thủ được những cơ hội gì để phát triển kinh tế – xã hội?

Đáng lưu ý, trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, lần đầu tiên, Quốc hội thông qua hai Nghị quyết quan trọng về Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT – XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tôi mong muốn Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ chú ý hơn đến việc phân bổ ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn lực để thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, tránh đầu tư dàn trải, hoặc tình trạng phân bổ chậm và thiếu nguồn lực cho khu vực còn nhiều khó khăn này. Bộ máy lãnh đạo của Chính phủ cũng cần đi sâu, đi sát đến từng địa phương, lắng nghe cử tri, nhân dân để có cách giải quyết thấu tình đạt lý, tạo cơ chế phù hợp với đặc thù vùng, miền, tiến tới xóa dần khoảng cách phát triển giữa vùng miền núi và vùng đồng bằng.

ĐBQH Tô Thị Bích Châu (TP Hồ Chí Minh): Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Nhiệm kỳ Khóa XIV là nhiệm kỳ thành công. Đóng góp làm nên những thành công đó chính là tâm huyết, trách nhiệm và sự đổi mới không ngừng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội và 3 Phó Chủ tịch Quốc hội mới, đều với sự tín nhiệm rất cao của các đại biểu Quốc hội cho thấy các nhà lãnh đạo mới của Quốc hội đã khẳng định được uy tín, năng lực, tâm huyết và trách nhiệm của mình. Các đồng chí đều đã trải qua nhiều cương vị, vị trí công tác và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tôi đặt niềm tin cao vào quá trình điều hành, chỉ đạo của các lãnh đạo Quốc hội trong thời gian tới.

Ảnh: P. Thủy

Tôi cũng mong muốn, chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp nối, kế thừa và phát triển các kết quả đã được kết tinh qua các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây. Cần chú ý chỉ đạo, điều hành để tiếp tục tinh thần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội phù hợp với sự phát triển của đất nước, cũng như khơi gợi trách nhiệm của từng đại biểu. Từ thực tế tiến hành chức năng, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, tôi cũng nhận thấy, công tác giám sát hiện chủ yếu thực hiện bởi các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố. Giám sát của cá nhân đại biểu Quốc hội chưa được thực hiện nhiều. Có nhiều nguyên nhân khiến cá nhân đại biểu Quốc hội chưa thể thực hiện giám sát chuyên đề riêng, trong đó có nguyên nhân từ quy trình thực hiện. Trong thời gian tới, nếu có sự quan tâm bàn hành văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động giám sát, tạo một quy trình thuận lợi với mỗi cá nhân đại biểu Quốc hội thì sẽ giúp thực hiện chức năng giám sát của đại biểu Quốc hội hiệu quả hơn.

Trong tuần tới, Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ mới. Tôi mong muốn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần quan tâm giải quyết vấn đề nông nghiệp một cách căn cơ và bền vững hơn. Dù sản xuất nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn, nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhưng chưa phát huy đúng tiềm năng và lợi thế của ngành. Khi nông dân gặp khó khăn, khi sản xuất được mùa mất giá, không bán được sản phẩm cần phải có những cơ chế thiết thực hơn để thực sự làm “trụ đỡ” cho họ. 

ĐBQH Lê Văn Sỹ (Thanh Hóa): Duy trì ngọn lửa nhiệt huyết

Tôi đặt nhiều kỳ vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các đồng chí sẽ đảm nhận các vị trí trọng yếu của đất nước như Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Hy vọng thời gian tới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các đồng chí, đất nước sẽ có nhiều khởi sắc và tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được và đưa Việt Nam vững bước tiến lên.

Ảnh: H. Long

Tôi đánh giá rất cao nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chính phủ với sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Có thể nói, nhiệm kỳ này, Chính phủ đã hoạt động rất quyết liệt, với tinh thần kiến tạo mạnh mẽ, đem lại những thành quả xuất sắc cho đất nước ta. Đặc biệt là khi chúng ta phải ứng phó với những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Thủ tướng đã có những ý kiến chỉ đạo hết sức quyết liệt cùng với toàn bộ hệ thống chính trị, nhờ đó, chúng ta khống chế được dịch, đồng thời giữ được sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội. Điều tôi mong mỏi nhất chính là đội ngũ lãnh đạo mới của Đảng, Nhà nước, dù ở vị trí nào cũng mang hết sức lực, hành động quyết liệt và tiếp tục kiến tạo để đưa “con thuyền” Việt Nam vững vàng “cập bến bờ vinh quang”.

Với Quốc hội, chúng ta đã có một nhiệm kỳ Khóa XIV rất thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với cử tri và nhân dân cả nước. Tôi mong muốn, bộ máy lãnh đạo mới của Quốc hội sẽ tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống của Quốc hội Khóa XIV; tiếp tục duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của Quốc hội trong thảo luận, tranh luận tại nghị trường; tiếp tục khắc phục những tồn tại trong từng lĩnh vực hoạt động để Quốc hội làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.