Kinh Bắc huy động 1.500 tỷ đồng cho ba công ty con vay lại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

HĐQT Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc vừa thông qua phương án phát hành tối đa 15 triệu cổ phiếu, kỳ vọng huy động 1.500 tỷ đồng, cho 3 công ty con vay lại.

Ban lãnh đạo Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) đánh giá, những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu dịch chuyển hoạt động sản xuất công nghiệp. 

Với kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp gần 20 năm, doanh nghiệp này đang có nhiều dự án đã đạt được các phê duyệt cần thiết về mặt pháp lý, mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh. 

Để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các quỹ đầu tư,… kinh doanh, mở rộng thị trường và thực hiện hàng loạt các dự án quy mô lớn, HĐQT Kinh Bắc đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm. Trái phiếu có thời hạn 24 tháng với lãi suất cố định 10,8% một năm. 

Số tiền thu được từ các đợt chào bán được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh. 

Cụ thể, ban lãnh đạo Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn lưu động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; tái cơ cấu lại các khoản nợ vay nhằm nâng cao khả năng tự chủ về vốn, giảmáp lực về tài chính cho công ty và tăng quy mô hoạt động, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

Công ty này dự kiến đợt phát hành thực hiện trong quý II, ngay sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.  Với mức huy động kỳ vọng 1.500 tỷ đông, Kinh Bắc sẽ cho 3 công ty con vay lại để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Các khoản vay dự kiến giải ngân trong quý II đến quý IV năm nay.

Cụ thể, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng vay 600 tỷ đồng; Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang được vay 500 tỷ đồng và Công ty cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn – Tây Bắc vay 400 tỷ đồng.

Số tiền phân bổ này có thể được điều chỉnh phù hợp tình hình kinh doanh thực tế.

Cũng trong năm nay, Tập đoàn này dự kiến sẽ thu xếp nguồn vốn khoảng từ 3.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng các dự án cũ và mới và bổ sung nguốn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua hình thức vay tín dụng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Trong năm 2020, tổng chi phí thù lao của HĐQT, ban kiểm soát và chi phí lương, thưởng, phụ cấp cho Trưởng Ban kiểm soát chuyên trách tại Kinh Bắc là hơn 1.3 tỷ đồng và chi phí lương, thưởng, phụ cấp cho trưởng ban kiểm soát chuyên trách giai đoạn 2020-2022 (hết nhiệm kỳ của HĐQT và ban kiểm soát) là 5 tỷ đồng. 

.
Tổng chi phí thù lao, tổng thu nhập chịu thuế chi trả cho HĐQT, ban kiểm soát, ban Tổng giám đốc và kế toán trưởng tại Kinh Bắc năm 2020 (Nguồn: KBC).

Thêm vào đó, do tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến các kế hoạch hoàn thiện thủ tục pháp lý các dự án, ảnh hưởng đến các kế hoạch bàn giao đất cho khách hàng vì hầu hết các khách hàng của Kinh Bắc là nhà đầu tư nước ngoài đều bị hạn chế đi lại để hoàn tất các thủ tục nhận bàn giao đất. 

Dòng tiền của công ty chỉ đảm bảo việc thanh toán khoản nợ đến hạn, thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho dự án khu đô thị Tràng Cát lên tới 3.500 tỷ đồng để hưởng lợi về giá vốn cho dự án trong tương lai do năm 2021 giá tiền thuê đất dự kiến sẽ bị điều chỉnh tăng lên. 

Thế nên, HĐQT công ty lựa chọn phương án đã được ĐHCĐ phê duyệt là thực hiện chiến lược phòng thủ để đề phòng diễn biến xấu ảnh hưởng đến dòng tiền, quyết định giữ lại lợi nhuận chưa phân phối tính đến 31/12/2019. 

Đồng thời, hủy bỏ các phương án phân phối lợi nhuận đã được ĐHĐCĐ thông qua tại Nghị quyết số 2906/2020/KBC/NQ-ĐHĐCĐ ngày 29/06/2020. 

Theo Nghị quyết này, trong trường hợp dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty tốt thì HĐQT sẽ cân đối để chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu là 10% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2019 sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn. 

Hoặc, trường hợp dòng tiền của công ty không thu được như mong muốn thì công ty sẽ phải thực hiện chiến lược phòng thủ đề phòng diễn biến xấu ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty như đã nêu trên thì HĐQT sẽ giữ lại lợi nhuận chưa phân phối tính đến 31/12/2019 để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho cổ đông cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 

Tính đến cuối năm 2020, Kinh Bắc có 1.546 tỷ đồng vay ngắn hạn và 4.218 tỷ đồng vay dài hạn. Công ty không ghi nhận khoản nợ nào quá hạn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,58 lần và nếu đợt phát hành sắp tới thành công thì con số tăng lên 1,36 lần. 

.
Các kết quả kinh doanh năm 2019 và 2020 của Kinh Bắc (Nguồn: KBC).

Năm 2021, HĐQT Kinh Bắc đặt mục tiêu tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 6.600 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng, trước cơ hội từ xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới và Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn vì sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý, điều kiện đất đai môi trường nhân lực.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, từ đầu năm đến nay đã thu hút được vốn FDI đạt 1,23 tỷ USD (chiếm 50% tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam) và đã nhận diện được những cơ hội lớn với vai trò là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thu hút FDI, Kinh Bắc sẽ cụ thể chiến lược phát triển của Tổng công ty, tập trung vào 03 nhiệm vụ chính.

Thứ nhất, tư vấn, tài trợ các tỉnh thành lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội như ở Hưng Yên, Hải Dương, Long An, Vũng Tàu,…

Thứ hai, thành lập các đại dự án ở Hưng Yên, Hải Dương, Long An, Vũng Tàu nhằm tạo lập quỹ đất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thu hút các Tập đoàn lớn trên thế giới vào các tỉnh này. Từ đó sẽ thúc đẩy phát triển các đô thị, các dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Cuối cùng là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các dự án hiện hữu như khu công nghiệp Nam sơn Hạp lĩnh, khu công nghiệp Quang Châu, khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu đô thị Tràng Duệ, khu đô thị  Phúc Ninh, triển khai dự án khu đô thị Tràng Cát và khu công nghiệp Tràng Duệ 3.