Lại xếp hàng lập công ty tài chính
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài

Với những thủ tục đơn giản hơn thành lập NH, vốn điều lệ chỉ cần 300 tỉ đồng cho năm 2008 (trước đây chỉ 70 tỉ đồng) và nâng lên 500 tỉ đồng vào năm 2010 thì đây là cơ hội tốt cho các tập đoàn, Tổng công ty lớn tham gia thị trường tài chính Việt Nam, nhất là đối với các CTTC có vốn nước ngoài.

Chưa hết, nhận thấy khối khách hàng doanh nghiệp tư nhân loại vừa và nhỏ đang rất cần vốn nhưng khó vay vốn các NH lớn và CTTC “nội” chỉ ưu ái các tập đoàn, Tổng công ty “nhà” nên các CTTC “ngoại” còn tiếp cận với khối doanh nghiệp này để mở rộng thị phần. Tuy nhiên, chuyện CTTC có thể tìm được lợi nhuận từ lĩnh vực này cũng không dễ dàng.

Trên thực tế, NH Nhà nước cho phép các CTTC hoạt động đa dạng, nhiều loại hình dịch vụ nhưng các CTTC “nội” vẫn đặt nhiệm vụ làm “NH nhà” cho các “ông lớn” và hầu như bỏ quên các dịch vụ khác (như CTTC Vinashin chỉ tìm vốn cho các dự án của Vinashin, CTTC Bưu điện phục vụ cho VNPT…). Các CTTC này phụ thuộc vào các công ty “mẹ” nên khi nền kinh tế khó khăn thì cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí đã có không ít CTTC “nội” bị thua lỗ như CTTC Seaprodex (đã giải thể), CTTC Sài Gòn (sáp nhập vào NH Việt Á) hay CTTC Cao su bị thanh tra về các khoản nợ xấu…

Nhiều người cho rằng đây là cơ hội cho các CTTC “ngoại” như Prudential, SG, PPF và Toyota trám khoảng trống mà các CTTC “nội” đang bỏ ngỏ là cho vay tiêu dùng, tín chấp đối với các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, CTTC Prudential Việt Nam được cấp phép thành lập CTTC tại Việt Nam hơn 1 năm nhưng cách đây 3 tháng, khách hàng mới bắt đầu biết đến công ty này.

Phải cân nhắc, kiểm soát chặt chẽ?

Một chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc có thêm CTTC sẽ là tác nhân tích cực để tăng tính cạnh tranh, là động lực thúc đẩy thị trường, từ đó đem lại cho khách hàng những dịch vụ có giá cạnh tranh. Tuy nhiên, việc các CTTC “nội” chỉ phục vụ riêng cho các tập đoàn, tổng công ty thì có “nở rộ” cũng chỉ gây lãng phí nguồn lực.

Theo TS Lê Vũ Nam, Đại học Quốc gia TP.HCM, có khá nhiều CTTC được thành lập từ các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp là một rào cản lớn cho nền kinh tế. Bởi chuẩn mực quản trị, mức độ rủi ro và hậu quả của cú sốc tài chính giữa hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Do vậy, NH Nhà nước cần kiểm soát chặt lĩnh vực được thành lập cũng như xem xét điều kiện để thành lập một CTTC. Một CTTC được cân nhắc kỹ trước khi ra đời sẽ là kênh gọi vốn hấp dẫn. Nhưng nếu chỉ nhắm đến lợi ích của cổ đông lớn và chạy theo lợi nhuận trước mắt thì trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

Vì các CTTC trong các tập đoàn dễ dàng bỏ qua các chuẩn mực rủi ro để tài trợ một cách dễ dàng các dự án của tập đoàn, các thành viên khác của tập đoàn. Nếu tình trạng đó kéo dài thì chất lượng tài sản của CTTC tập đoàn sẽ giảm sút nghiêm trọng và nợ xấu tăng lên.

Ông Trần Xuân Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Các NH và tổ chức tín dụng – NH Nhà nước, cho biết NH Nhà nước cũng phải xem xét chặt chẽ, thận trọng khi cấp giấy phép để bảo đảm các CTTC ra đời hoạt động được an toàn, hiệu quả và bền vững.

Nguồn: Báo Người Lao động