Luật Sở hữu trí tuệ tiếp tục được sửa đổi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

– Thưa ông, một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng, các điều luật sở hữu trí tuệ chưa thoả mãn với thực tiễn. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Sau một năm gia nhập WTO, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được thử thách cụ thể. Phải nói rằng hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật sở hữu trí tuệ nói riêng phát triển rất nhanh đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đã cơ bản phù hợp với Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS). Trong năm 2007, số lượng DN đăng ký sở hữu trí tuệ ở Cục Sở hữu trí tuệ đã tăng nhiều và của các DN nước ngoài tăng từ 20 – 30%.

Tuy nhiên, nhiều luật sư SHTT của các nước như: Mỹ, Nhật còn phàn nàn về hệ thống thực thi của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể: khoản 1 điều 211, việc DN khi phát hiện kẻ vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ thì theo luật Việt Nam (đối với hàng nhái) là phải thông báo cho bên vi phạm, nếu họ không chấm dứt thì mới đề nghị các cơ quan thực thi xử lý. Cần công bố công khai quy trình thủ tục xét nghiệm, thời gian xét nghiệm, các yêu cầu hồ sơ để họ giám sát việc đăng ký bảo hộ quyền (không thuộc về hệ thống thực thi của pháp luật SHTT)….

– Hiện trên thực tế các vụ xâm phạm quyền tăng với quy mô ngày càng lớn. Theo ông nguyên nhân của vấn đề này là do đâu?

Đúng vậy, trong thời gian qua các vụ xâm phạm quyền đã tăng hơn trước cả về số lượng và quy mô. Nếu như năm 2006 thanh tra xử lý 88 vụ xâm phạm quyền, Hải quan xử lý 7 vụ thì đến năm 2007, Thanh tra xử lý 133 vụ , Hải quan xử lý 27 vụ, tạm dừng thủ tục hải quan 13 vụ, phạt gần 1 tỷ đồng. Quản lý thị trường xử lý 2.423 vụ phạt 1,2 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến: Khi Việt Nam gia nhập WTO, xuất nhập khẩu tăng nên vi phạm tăng; Các DN chưa được đào tạo, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; Luật pháp còn nhiều kẽ hở, mức răn đe còn hạn chế. Chẳng hạn: Năm 2007, Thanh tra văn hoá xử lý 400 vụ vi phạm quyền tác giả tiền phạt 700 triệu nhưng trên thực tế chủ bản quyền thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng; Xử lý của các cơ quan thực thi thiếu kiên quyết, có khi còn nể nang.

– Thực thi SHTT góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi hơn thu hút đầu tư, thưa ông?

Đúng như vậy. Năm 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO, thu hút đầu tư của Việt Nam đạt con số kỷ lục 22,3 tỷ USD. Chúng ta càng thực hiện nghiêm luật SHTT thì càng có nhiều nhà đầu tư sẽ đưa công nghệ gốc vào Việt Nam. Hiện nay chúng ta chỉ mới có công nghệ hạng 2, hạng 3 tức là công nghệ đã được chuyển giao qua 2,3 nước rồi đến Việt Nam. Vì nếu chúng ta thực thi tốt SHTT thì các chủ sở hữu quyền mới yên tâm chuyển giao cho ta. Trên thực tế hiện nay, số sáng chế của các nước đăng ký vào Việt Nam khoảng 200 đơn sáng chế/1 năm; Số sáng chế được cấp bằng của người Việt Nam bình quân 4 triệu người/1 sáng chế, Hàn Quốc: 42 triệu dân – Đơn sáng chế: 171.000.

Năm 2008, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi một số điều luật chưa phù hợp trong luật SHTT nhằm thực thi tốt hơn pháp luật SHTT.

– Ông có lời khuyên gì đối với DN về vấn đề SHTT?

Muốn ra biển lớn, hội nhập quốc tế các DN phải hiểu luật, trong đó có luật sở hữu trí tuệ là rất quan trọng; Muốn để toàn thế giới biết đến mình các DN phải có chiến lược phát triển thương hiệu. Đăng ký SHTT trong và ngoài nước (đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý). Để tránh thiệt hại và luôn bảo vệ được thương hiệu của mình, các DN phải tìm hiểu luật và dựa vào các luật sư sở hữu trí tuệ để giúp đỡ tư vấn cho việc: Đăng ký trong nước và nước ngoài; Hợp đồng licence các đối tượng SHTT; Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT; Xử lý các tranh chấp quyền; Chiến lược phát triển thương hiệu; Cách đánh giá giá trị thương hiệu.

– Xin cảm ơn ông.

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp