M&A: “Thành công rực rỡ” chỉ là… đồn thổi
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sở dĩ sự thành công trong M&A chưa lớn, theo giải thích của ICE chủ yếu là do việc chọn sai đối tác mua bán, như đối tác không thống nhất chiến lược phát triển; định giá không thực tế. Thất bại còn do quá trình mua bán không được tổ chức tốt.

Để thị trường M&A có thể phát triển tốt cũng cần chuẩn bị và hoàn chỉnh một số điều kiện vĩ mô nhất định như: xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng.

Điều quan trọng nhất là cần hoàn thiện hành lang pháp lý về M&A. Vì một số văn bản pháp luật còn mâu thuẫn nhau.

Chẳng hạn, theo Luật DN (Điều 89) thì việc mua cổ phần bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng. Còn thông tư 03 lại quy định mua cổ phần bằng VNĐ và Nghị định 109 lại quy định cổ phần bằng VNĐ. Do vậy trong trường hợp người mua và người bán là các công ty ở ngoài Việt Nam thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong 1 DN 100% vốn nước ngoài tại VN sẽ gặp khó khăn.

Thêm vào đó, tại điều 153 Luật DN, công ty sáp nhập có thị phần 30-50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh (không phải thông báo nếu thấp hơn 30% cổ phần). Tuy nhiên, cơ quan đăng ký kinh doanh lại yêu cầu phải có văn bản từ Cục Quản lý Cạnh tranh xác nhận: DN có thị phần dưới 30%. Do vậy nên không có thủ tục, quy trình để xin xác nhận, tốn nhiều thời gian cho DN.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) dự báo trong vòng 6 – 10 năm tới, sẽ có khoảng 35% – 50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sáp nhập hoặc bị sáp nhập. Lý do này được đưa ra vì hầu hết các DN này gặp khó khăn do tình hình tài chính toàn cầu bị khủng hoảng.

Như vậy, tiềm năng quả thực dồi dào, tuy nhiên, để thị trường này hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, cần có những công ty tư vấn chuyên biệt hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, với vai trò môi, giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường…

Nguồn: Báo Kinh tế Hợp tác điện tử