Môi trường kinh doanh Việt Nam nhảy 9 bậc trong xếp hạng toàn cầu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Như vậy, so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái, Việt Nam đã thăng hạng tới 9 bậc (năm 2016, Việt Nam chỉ xếp thứ 91 với điểm số 61,11/100).

Việc xếp hạng môi trường kinh doanh được dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; thương mại qua biên giới; thực thi hợp đồng; giải quyết phá sản.

Thứ hạng của Việt Nam tăng 9 bậc nhờ sự chuyển biến tích cực trong các tiêu chí: Tiếp cận điện năng (+5), Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (+31), Nộp thuế (+11), Thương mại qua biên giới (+15), và Giải quyết phá sản (+1).

Các tiêu chí ghi nhận sự thụt lùi là: Thành lập doanh nghiệp (-10), Giấy phép xây dựng (-3), Tín dụng (-3), Đăng ký tài sản (-1), Thực thi hợp đồng (-1).  

 Chỉ số

2017

2016

Thay đổi

Xếp hạng chung

82

91

+9

Khởi sự kinh doanh

121

111

-10

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

24

21

– 3

Tiếp cận điện năng

96

101

+ 5

Đăng ký tài sản

59

58

– 1

Tiếp cận tín dụng

32

29

– 3

Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số

87

118

+ 31

Nộp thuế

167

178

+ 11

Thương mại qua biên giới

93

108

+ 15

Thực thi hợp đồng

69

68

– 1

Thủ tục phá sản

125

126

+ 1

Theo bảng xếp hạng, về môi trường khởi nghiệp, Việt Nam xếp thứ 121 trên tổng số 190 nền kinh tế, tăng tới 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái.

So với các nước trong khu vực, chỉ số này của Việt Nam tuy xếp sau Thái Lan (thứ 78) và Malaysia (112), nhưng vẫn trên các nước như Trung Quốc, Indonesia, Lào, Philippines…

Theo đánh giá của WB, việc khởi sự kinh doanh tại Việt Nam đã đơn giản hơn, nhờ giảm được thời gian trong quá trình đăng ký kinh doanh, khắc dấu.

Báo cáo cũng cho thấy Việt Nam thăng 11 bậc, từ hạng 178 lên 167 trong quy trình làm thủ tục đóng thuế cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên thứ hạng 167/190 vẫn xếp Việt Nam nằm ở top dưới về thủ tục thuế. Trong đó, thời gian trung bình để doanh nghiệp đi làm thủ tục thuế giảm từ 770 giờ/năm xuống còn 540 giờ/năm, tương đương với 22,5 ngày làm việc.

Báo cáo của WB cũng ghi nhận trên 2/3 trong số 25 nền kinh tế trong khu vực đã thực hiện tổng cộng 45 cuộc cải cách trong năm vừa qua nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, so với 28 cải cách được thực hiện trong năm trước đó.

Đáng chú ý là có hai nền kinh tế trong khu vực là Brunei và Indonesia nằm trong nhóm 10 nước cải thiện nhanh nhất trên thế giới trong bảng xếp hạng năm nay.

“Cải cách trên các lĩnh vực trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương chính là những bước đi giúp cải thiện hoạt động kinh doanh. Tuy đã tiến bộ hơn hẳn so với năm trước nhưng các nền kinh tế trong khu vực vẫn phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hơn nữa,” bà Rita Ramalho, Trưởng nhóm biên soạn báo cáo nói.

Cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời gian qua. Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp ban hành 3 Nghị quyết số 19 từ năm 2014 tới nay nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nền tảng của những Nghị quyết này chính là các phương pháp đánh giá và điểm số của Doing Business.

Nghị quyết 19 năm 2016 đặt mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.

Thanh Hằng
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ