Mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Những nội dung cần sửa đổi, chỉnh lý này đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến ở kỳ họp thứ 7 trước đó. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội cho biết, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến này, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có những điều chỉnh cho phù hợp, trên cơ sở nguyên tắc “có đóng – có hưởng”, khả năng cân đối quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người lao động (NLĐ), người hưởng lương hưu, trợ cấp…

Doanh nghiệp “né” đóng BHXH 

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Dự thảo sửa đổi lần này đã bổ sung nội dung về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH (Điều 2). Cụ thể, những NLĐ mùa vụ hoặc có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường và thị trấn cũng tham gia BHXH bắt buộc. 
Theo UBTV Quốc hội, việc mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm là cần thiết, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu cho quỹ bảo hiểm… Nhiều đại biểu cũng đồng tình nội dung này. 
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) tán thành việc mở rộng đối tượng tham gia với HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Nhưng để hạn chế DN “lách” quy định, không ký HĐLĐ dưới 3 tháng để trốn đóng BHXH, bà Lan đề nghị, Dự thảo cần chỉnh lý theo hướng: NLĐ và DN giao kết dưới 3 tháng cũng phải xác lập bằng hợp đồng. Trường hợp, DN chưa nộp tiền BHXH là lỗi của người SDLĐ, thì vẫn giải quyết chế độ bảo hiểm, bảo đảm quyền lợi cho người đã đóng. 
Để bảo đảm tính khả thi của luật, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị, sau HĐLĐ 3 tháng mà tiếp tục hợp đồng, DN phải đóng BHXH bắt buộc. Vì nếu chỉ quy định hợp đồng trên 3 tháng mới đóng BHXH, thì nhiều DN, cơ quan nhà nước vẫn “lách” luật ký HĐLĐ dưới 3 tháng. Và, khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng cũng chưa đủ để làm xong hồ sơ, thủ tục cấp sổ BHXH…

Dự thảo lần này cũng sửa đổi cách tính tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 1/1/2018, sẽ gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên HĐLĐ. Cách tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người tham gia BHXH (khoản 1 Điều 62) được sửa đổi với hai phương án, cụ thể: tính bình quân tiền lương đóng BHXH của toàn bộ thời gian từ năm 2018, hoặc chia theo lộ trình 5 năm với cách tính bình quân khác nhau. 
Đại biểu Trần Thanh Hải (Tp.HCM), cho rằng cách tính lương hưu này nên áp dụng ngay khi Luật mới có hiệu lực (năm 2015), thay vì tới năm 2018. Cách tính mới khiến NLĐ sẽ bị thiệt thòi, đơn cử: phải đóng BHXH đủ 30 – 35 năm mới được hưởng lương hưu tối đa mức 75%.

Phải thanh tra toàn diện

Theo UBTV Quốc hội, Dự thảo sửa đổi Luật BHXH đã bổ sung quy định trao thẩm quyền thanh tra, xử phạt cho tổ chức BHXH và được đa số đại biểu tán thành. Nhưng, vẫn còn một số ý kiến khác đề nghị chỉ giao thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. 
Tán thành bổ sung thẩm quyền thanh tra cho BHXH, Đại biểu Đinh Thị Phương (Ninh Thuận) kiến nghị Quốc hội chỉ nên giao chức năng thanh tra chuyên ngành để phù hợp với từng thời điểm (vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH đang nóng) và pháp luật thanh tra hiện hành.
Từ thực tế nợ đọng BHXH, hoặc DN thành lập xong rồi giải thể, không đóng BHXH, một đại biểu đặt câu hỏi: nếu cơ quan bảo hiểm không tiến hành khởi kiện ra tòa án, không ra quyết định quản lý tài sản đó thì lấy cơ sở nào đòi được nợ? Dự thảo luật quy định trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan BHXH, nhưng cần quy định rõ là xử phạt vi phạm hành chính.
“Quy định nêu rằng: nếu gây thiệt hại cho bảo hiểm thì phải bồi thường, vậy ai xác định thiệt hại và căn cứ xác định là gì? Và quy định về tỷ lệ phạt lãi suất, khởi kiện… trong các Điều 22, 121 của Dự thảo vẫn có những mâu thuẫn, không đúng luật”, đại biểu này nói.

Thu Hằng
Nguồn: http://thoibaokinhdoanh.vn/