Một điển hình của gánh nặng thanh, kiểm tra
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Hiếu cho hay trong tổng số 45 lần mà ông thống kê được, có 8 lần các đoàn làm việc trực tiếp tại công ty, 37 lần các đoàn làm việc tại các đơn vị trực thuộc.

Cũng về vấn đề trên, báo Thanh Niên dẫn lời lãnh đạo Tổng công ty đặt vấn đề vì sao một doanh nghiệp thuộc nhóm nộp thuế cao nhất tỉnh Quảng Trị (năm 2015 nộp 31 tỉ đồng) lại bị thanh, kiểm tra quá nhiều lần, đủ các nội dung, trong đó nhiều nội dung thanh, kiểm tra trùng lặp.

“Cơ quan nào đến chúng tôi cũng đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ, sổ sách. Nhưng nhiều khi chúng tôi mệt mỏi quá. Tôi ví dụ, chỉ một nội dung về môi trường nhưng có cả 4,5 đoàn đến làm việc liên tiếp. Nửa đêm vẫn có đoàn đến thanh, kiểm tra. Lại có lần, đoàn thanh, kiểm tra đến mà không có quyết định…”, vị lãnh đạo doanh nghiệp cho biết.

“Đáng nói là doanh nghiệp chúng tôi đâu có sai phạm gì lớn, không bị đưa vào “tầm ngắm” gì, thực tế kết quả 45 lần thanh, kiểm tra đã cho thấy điều đó”, vị này nói.

Trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính cho biết UBND tỉnh nhận thấy con số 45 đoàn thanh tra, kiểm tra một năm là không thể chấp nhận và rất đáng suy nghĩ để phải làm rõ, thay đổi.

UBND tỉnh đã chỉ đạo cho thống kê lại những đoàn đó là đoàn nào, làm việc trong thời gian bao lâu để kiểm điểm, chấn chỉnh ngay. Về lâu dài, UBND tỉnh đã xây dựng một chủ trương, kế hoạch hành động rất dài hơi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong đó, lưu ý việc không để các cơ quan chức năng tiến hành thanh, kiểm tra một cách trùng lặp, tràn lan.

“Nói thật lòng, chúng tôi luôn khuyến khích nếu đơn vị doanh nghiệp nào rơi vào hoàn cảnh như Công ty Thương mại thì cũng đừng ngại ngần mà hãy lên tiếng. Thậm chí có thể bốc điện thoại lên, báo trực tiếp cho tôi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tìm đến các cơ quan báo chí để đưa sự việc lên công luận. Ở đây chúng ta không có gì phải giấu cả vì mục đích cuối cùng vẫn là tìm cách xử lý đúng, trả lại môi trường kinh doanh thuận lợi, trong sạch”, ông Chính chia sẻ.

Trên thực tế, việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không có kế hoạch đang là một vấn đề với nhiều doanh nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, “thanh tra kiểm tra đang là một gánh gặng của doanh nghiệp, không phân biệt người gian kẻ tốt”.

Nhận thấy vấn đề này, tại Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quy chế thanh tra tại doanh nghiệp theo nguyên tắc không chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra; cho phép sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công tác quản lý thuế, hoàn thuế. Đồng thời ban hành chế  độ quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra về thuế.

Các quy định này đang được Bộ Tài chính tích cực xây dựng. Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, với các quy định này, sẽ có các tiêu chí rõ ràng để xác định doanh nghiệp nào bị thanh tra, kiểm tra. “Như người đi khám bệnh, ai bị bệnh nào thì uống thuốc ấy, chứ không phải tất cả đều uống một loại thuốc như nhau”, ông Tuấn cho biết tại một buổi đối thoại với doanh nghiệp.

Thứ trưởng cũng khẳng định, nếu thấy quyết định thanh tra, kiểm tra không đúng, doanh nghiệp có quyền bác bỏ, từ chối.

Thanh Hằng
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ