Năm 2008, Thanh tra Chính phủ sẽ đi sâu thanh tra các dựa án đầu tư
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại buổi họp báo, đồng chí Mai Quốc Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên liên quan đến 3 nội dung lớn về công tác thanh tra kinh tế – xã hội; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đông người; hoạt động của Cục Chống tham nhũng và kết luận tranh tra tại Dự án đầu tư nhà máy thép Phú Mỹ, Tiểu Dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít và dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹ và ô tô thông dụng tại Thanh Hoá.

Về công tác thanh tra kinh tế – xã hội, trong năm 2007, Thanh tra Chính phủ đã triển khai 27 cuộc thanh tra theo kế hoạch và theo chỉ đạo đột xuất của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ 13 cuộc; đang hoàn thiện kết luận 10 cuộc; 4 cuộc còn lại chuẩn bị kết thúc.

Tổng hợp kết quả 13 cuộc thanh tra đã kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phát hiện tổng giá trị sai phạm 596,l tỷ đồng, 1.248.805 USD; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 322,2 tỷ đồng, 696.707USD, xuất toán 23,4 tỷ đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 208 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 18 tập thể và nhiều cá nhân, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý 2 vụ việc.

Ông Mai Quốc Bình cũng cho biết, kết quả thanh tra trong năm 2007 cho thấy công tác quản lý tài chính ở một số đơn vị được thanh tra còn nhiều yếu kém, trong khi công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên còn hạn chế, bất cập; việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát triền còn nhiều tồn tại… Qua đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị với Chính phủ chấn chỉnh công tác quản lý, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách trong xuất bản sách giáo khoa, quản lý tiền tệ; trong tiếp nhận, quản lý, giám sát, sử dụng và kiểm tra quyết toán nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài; chấn chỉnh công lác quản lý tài chính, quản lý đất đai; ngăn chặn các sai phạm nhằm hạn chế thất thoát vốn, tài sản Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; chấn chỉnh công tác kiểm tra và công tác cán bộ tại các đơn vị được thanh tra.

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm 2007, khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn phát sinh nhiều và có những diễn biến phức tạp, nhất là khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương. Một số đoàn đông người lợi dụng, lôi kéo các đối tượng chính sách, người già, trẻ em đi khiếu kiện với thái độ gay gắt, cực đoan… Tính đến 15/12/2007, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 24.833 lượt người đến trình bày 9.591 vụ việc và 544 lượt đoàn đông người. Thanh tra Chính phủ tiêp nhận và xử lý 58.676 đơn, qua phân loại, xử lý cho thấy phần lớn là đơn trùng lặp, không rõ nội dung địa chỉ, đơn nặc danh chiếm 67,3%; số đơn đủ điều kiện xem xét, giải quyết chỉ chiếm 32,7%.

Thanh tra Chính phủ đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND và Thanh tra các tỉnh, thành phố tập trung thực hiện nhiệm vụ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với các tỉnh có nhiều vụ việc nổi cộm để kiểm tra, rà soát vụ việc phức tạp, tồn đọng. Đồng thời, đã thành lập các đoàn thanh tra, tổ công tác để xác minh 93 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp do Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó đã kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ 84 vụ việc); tiến hành thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo ở 10 tỉnh, qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh kịp thời những bất cập, yếu kém và tăng cường trách nhiệm của Thủ tướng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Về công tác phòng, chống tham nhũng, trong năm 2007, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá X), trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, kiện toàn, củng cố tổ chức và tăng cường hoạt động của các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý các vụ việc tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ tập trung hoàn thiện thể chế, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, đã trình Quốc hội, Chính phủ ban hành: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định quy định về minh bạch tài sản thu nhập; Nghị định quy định về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và ban hành một số Thông tư nhằm hướng dẫn việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng; triển khai xây dựng Chiến lược phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Ông Mai Quốc Bình cũng cho biết, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành kiểm tra, nắm tình hình việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại 58 tỉnh, thành phố, 11 bộ, ngành và 2 tập đoàn kinh tế; Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại 2 bộ và 5 thành phố. Qua thanh tra đã kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, giúp lãnh đạo các cấp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đề ra các biện pháp khắc phục.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình đã thông báo nội dung kết luận thanh tra Dự án đầu tư nhà máy thép Phú Mỹ. Đây là dự án do Công ty Thép Miền Nam thực hiện việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không đúng với quy định của Chính phủ làm tăng chi phí của dự án số tiền 1.401 triệu đồng. Trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Công ty Thép Miền Nam; đối với tiểu Dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít và dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tải nhẹ và ô tô thông dụng tại Thanh Hoá cũng có nhiều sai phạm đã được kết luận và sẽ bị xử lý theo quy định.

Nguồn: CPV