Năm 2008 thu nhập đã đạt 1.024 USD/người
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

  Hôm nay (31/12), Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2008. Lãnh đạo Tổng cục đã trả lời báo giới về một số vấn đề đáng quan tâm.   Trên 1000 USD/người trong năm nay không có nghĩa là thoát nghèo   Ông Bùi Bá Cường – Vụ trưởng vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia (Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch đầu tư)

Xin ông cho biết, con số tuyệt đối của GDP/đầu người Việt Nam hiện nay? Nếu mức bình quân trên đầu người của chúng ta là 1000 USD/người thì có được coi là thoát khỏi nước nghèo chưa?

Năm nay chúng tôi dự kiến tỷ giá USD/VND khoảng 16.700 đồng/USD. Vì vậy, con số tuyệt đối về GDP/đầu người tính theo tiền Việt Nam cỡ khoảng 17 triệu, tương đương 1.024 USD. (Năm 2007 con số này là 833 USD).

Theo tôi, điều này không phải một tín hiệu vui mừng do năm ngoái chỉ số giá bình quân tăng 8,3%, năm nay tăng tới 23%. Ngoài ra, đồng USD cũng mất giá so năm 2007 là 2,35%.

Vì vậy, nếu như tính theo các chỉ số giá và tỷ giá như năm 2007, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ tăng khoảng trên 900 USD/người.

Xin ông cho biết tại sao năm nay tổng vốn đầu tư vẫn tăng so với năm 2007 là 22%, trong khi GDP tăng có 6,23%?

Trong phân tích của chúng tôi, giai đoạn 2001 – 2005, có 3 yếu tố đóng góp vào tăng trưởng GDP.

Thứ nhất là xuất khẩu, thứ hai tiêu dùng, thứ ba mới là tích lũy.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006 – 2008, đóng góp vào tăng trưởng đầu tiên là tích lũy, thứ hai là tiêu dùng, thứ ba mới là xuất khẩu.

Về phương pháp thống kê, GDP có chỉ số giá GDP và vốn đầu tư cũng vậy.

Năm nay, chỉ số giá GDP chúng tôi tính là 21,7%, thấp hơn CPI là 23%, thì chỉ số giá đầu tư là 13,5%.

Chúng tôi tạm thời loại trừ yếu tố giá (và thực tế chúng tôi đã thực hiện như vậy) thì vốn đầu tư chỉ tăng là 7,67% thôi, ứng với GDP là 6,2%.

Xin ông cho biết một vài nét về tổng phương tiện thanh toán trong năm nay?

Nếu như giao đoạn 2001 – 2005, tổng phiên tiện thanh toán bằng cỡ 70% GDP. Năm 2000 CPI âm thì lúc đó giữa tiền và hàng chưa cân đối, tiền ít hơn hàng.

Nhưng giai đoạn 2006 đến 2008 thì số M2 (cung tiền – bằng tổng lượng tiền mặt (M0) và tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương cộng với tiền tiết kiệm tại các NHTM) so với GDP vượt 100% có nghĩa tiền nhiều hơn hàng. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát cao.

Từ 2001 – 2006, tốc độ tăng phương tiện thanh toán cao gấp đôi GDP theo giá thực tế. Đặc biệt năm 2007, tốc độ này hơn 2,5 lần.

Năm nay tổng phương tiện thanh toán tăng 16% trong khi GDP tăng tới 29% giá thực tế. Đây là một thành công trong kiềm chế lạm phát năm nay nhưng lại đáng xem xét trong những năm 2007 trở về trước.

Không nên lo lắng về “giảm phát”

Ông Nguyễn Bích Lâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê

Từ số liệu thống kê, ông có cho rằng chúng ta nên lo lắng về giảm phát ?

Khái niệm “giảm phát”  là so với khi nền kinh tế đang ổn đinh, giá cả đi xuống mới là giảm phát.

Thực tế trong 3 tháng năm 2008, giá có giảm xuống nhưng là giảm so với mức tăng từ tháng 9/2007 đến tháng 9/2008.

Những tháng còn lại do tác động giá dầu thô và các mặt hàng khác của thế giới giảm mạnh thì các mức giá của ta mới giảm xuống.

Trong 3 tháng vừa qua chỉ là từ giá cao giảm xuống về mức bình thường. Vì vậy chúng ta không nên lo lắng về giảm phát của nền kinh tế.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm: khu vực Nhà nước 184,4 tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án được cấp phép năm trước thì năm 208 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất tư trước đến nay.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với 2007.

Nguồn: CafeF.vn