Năm 2009, xuất khẩu dệt may nỗ lực đạt từ 9,2 – 9,5 tỷ USD
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Khó khăn trước hết đối với dệt may Việt Nam là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp diễn khiến cho phân khúc hàng dệt may cao cấp của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới cũng tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa…

Mặc dù vậy, theo ông Trường, nhờ việc có chiến lược phát triển dài hạn dựa trên 4 lợi thế được các đối tác nước ngoài đánh giá cao là: chất lượng; giá thành; quan hệ lao động hài hoà; môi trường thân thiện nên vẫn có nhiều hi vọng đem lại mức tăng trưởng cho dệt may Việt Nam. Toàn ngành nói chung và Vinatex nói riêng sẽ tập trung vào nâng cao năng suất, kiện toàn bộ máy, thực hành tiết kiệm trên mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp cần mở rộng các thị trường khác như Trung Đông, Đông Âu và Châu Phi, tránh phụ thuộc quá vào một vài thị trường, khách hàng truyền thống. Đặc biệt trong xây dựng thương hiệu, Vinatex sẽ đảm bảo tính nhất quán, xây dựng chương trình 3 năm phát triển thương hiệu; tập trung đầu tư vào 2 chương trình chiến lược là sản xuất vải xuất khẩu và trồng bông có tưới; đồng thời trong sản xuất, đầu tư theo hướng nâng cao năng suất, đưa các biện pháp quản lí, đo lường năng suất vào áp dụng; triển khai rộng rãi mô hình sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp may…/.

Theo VOV