Ngân hàng vẫn khó cho vay
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong gần 20 năm gần đây, có lẽ chưa có thời điểm nào LS kinh doanh NH lại giảm nhanh như trong vòng mấy chục ngày nay (từ khi NHNN hạ LSCB từ 14%/năm xuống 13%/năm, 12%/năm và 11%/năm). Nếu so mức LS  kinh doanh VND đầu tháng 12 với  LS trước ngày 21.10 thì LS huy động cao nhất của các kỳ hạn đã hạ từ 3%-4,75%. Hiện tại, LS huy động  phổ biến của các NH chỉ còn từ 9%-11,3%/năm. LS cho vay phổ biến từ 13%-16,2%/năm, hạ 2% đến 4,8%/năm (cá biệt đã có mức 11%/năm). 

LS  cho vay giảm mạnh, thủ tục nhanh và bớt chặt chẽ hơn, cán bộ tín dụng NH đã lại đến tận DN để chào mời vay vốn…  nhưng đến thời điểm này, dư nợ của một số NH vẫn giảm so cuối năm 2007, còn tại nhiều NH việc tìm kiếm được khách hàng tốt để cho vay không dễ dàng.

Cả DN và NH đều khó đầu ra

Hầu hết các NH đều khẳng định  rất muốn đẩy mạnh cho vay ra và đã có nhiều biện pháp (lãi suất, thủ tục, khuyến mãi, dịch vụ hỗ trợ…) để khuyến khích khách hàng vay vốn, nhưng kết quả rất hạn chế.

Giám đốc một chi nhánh NHTM NN khẳng định: “Nguyên nhân chủ yếu làm cho DN giảm nhu cầu vay vốn là do hàng hoá không tiêu thụ được. Vay tiền để sản xuất, kinh doanh bán cho ai, mà bán ra rồi có thu được tiền về không. Đầu ra cả trong nước và ngoài nước đều tắc cả. Việc giảm LS cho vay chỉ giúp các DN đỡ lỗ chứ không giúp họ giải quyết được vấn đề tiêu thụ hàng”.

Theo Bộ Công thương thì 11 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 872.600 tỉ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ năm 2007, nhưng nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá của 11 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng 6,2% so  cùng kỳ năm trước (bằng một nửa so những năm trước đây).

Hiện các DN xuất khẩu rất ít đơn nhập hàng. Đã xuất hiện tình trạng bị huỷ hợp đồng nhập hoặc bên nhập hàng không thanh toán vì bản thân các DN nước ngoài cũng không vay được NH để thanh toán. Hiện các DN XK dệt may, da giày, hàng cơ khí, container, gạo, thuỷ sản… là những DN đang khó khăn nhất.

Về nhập khẩu, các DN nhập sắt, thép, clanke, hoá chất…hiện đang tồn kho lớn, giá nhập cao, giá trong nước hạ thấp. Vì vậy, các DN này đang  hết sức khó khăn, vừa không có tiền trả nợ, vừa không dám vay tiếp  nữa. Bản thân NH cũng rất thận trọng trong cho vay vì dự kiến thị trường còn diễn biến phức tạp, khó khăn.

Tình hình dư nợ đối với các dự án lớn của Chính phủ và của các tập   đoàn cũng vậy. Trưởng phòng kinh doanh của một chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển nói: “Thực trạng thanh toán vốn XDCB mọi người biết cả, vấn đề là quan tâm giải quyết đến đâu thôi. Hầu hết các DN xây lắp và giao thông hiện nay tình hình tài chính rất khó khăn, nhiều DN đã phải nợ lương công nhân từ tháng 3 đến giờ. Nhiều DN đã hoàn thành công trình nhưng vẫn chưa được thanh toán. Đa số DN xây lắp bị lỗ do đơn giá thay đổi. Bản thân DN cũng rất khó khăn lấy đâu ra tiền trả nợ NH. Chúng tôi đang đau đầu với những khoản nợ của các đơn vị xây lắp, giao thông. Cách đây 2 năm, anh em đã động viên nhau thôi cứ chịu đựng rồi tình hình dần sẽ được giải quyết, nay càng ngày càng thấy tình trạng tồi tệ hơn”.

Gian nan kích cầu

Tại phiên họp thường trực Chính phủ ngày 27.11, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh gói giải pháp đồng bộ gồm 5 điểm chính để ngăn chặn suy thoái kinh tế trong đó có kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Những biện pháp này đang  được các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai bằng các cơ chế, chính sách cụ thể.

NHNN VN sau khi làm việc với chính quyền và DN TPHCM, ngày 5.12 tới sẽ làm việc với chính quyền và đại diện DN của thành phố Hà Nội để nắm tình hình quan hệ tín dụng giữa NH và khách hàng, các đề xuất, kiến nghị  để có căn cứ tham khảo cho các quyết định  chính sách tín dụng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bất cứ một chính sách nào của Chính phủ áp dụng vào thực tiễn bao giờ tác động cũng có độ trễ. Vì vậy, có thể trong thời gian tới LSCB có thể tiếp tục hạ, LS cho vay của các NH sẽ giảm hơn nữa (về mức phổ biến 11%-13%/năm)  nhưng công cụ lãi suất vẫn chưa thể có tác động mạnh đến nền kinh tế.

Kinh tế toàn cầu suy thoái, khủng hoảng tài chính đang tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng, nhiều lĩnh vực kinh tế trong nước đang trong chiều hướng suy giảm sẽ làm sức cầu về vốn trong thời gian tới khó tăng được. Nhiều chuyên gia NH cho rằng thời điểm khó khăn nhất đối với nền kinh tế nói chung và các NH nói riêng sẽ vào 2 quý đầu năm 2009.

Tin liên quan tại Báo Điện tử Lao động
>> Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục hạ
>> <a id=_ctl0_rContent__ctl2___rptOtherList__ctl8_lnkOther onmouseover="showtip('Ngân hàng kích cầu cho vay tiêu dùng 7 ngày trước
Theo các chuyên gia kinh tế, tài chính, để hạn chế tình trạng giảm phát và giải quyết bài toán khó khăn khi thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cần phải kích cầu cho vay tiêu dùng trong nước.’)” onmouseout=hidetip(); href=”http://www.laodong.com.vn/Home/Ngan-hang-kich-cau-cho-vay-tieu-dung/200811/116108.laodong”>Ngân hàng kích cầu cho vay tiêu dùng
>> Sẽ khó khăn trong cân đối vốn nội, ngoại tệ?

Nguồn:  Báo Điện tử Lao động