Ngành sản xuất suy yếu trên toàn cầu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chỉ số PMI của 17 nước khu vực đồng euro (eurozone) giảm từ 45,1 điểm trong tháng 6-2012 xuống còn 44 điểm trong tháng 7-2012. Đây là tháng thứ 11 liên tiếp PMI của eurozone suy giảm khi suy thoái kinh tế ở một thành viên nhỏ hơn tiếp tục lan ra các nền kinh tế trọng tâm của eurozone. Ngành sản xuất được xem là suy giảm nếu PMI dưới 50 điểm và tăng trưởng nếu trên 50 điểm.

Điều đáng lo ngại là tại Anh, chỉ số PMI giảm xuống còn 45,4 điểm so với mức 48,4 điểm của tháng trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2-2008 và cho thấy có sự sụt giảm lớn đơn hàng xuất khẩu của các nhà sản xuất.

Những khó khăn kinh tế của châu Âu cũng làm giảm đơn hàng xuất khẩu ở nhiều nền kinh tế hàng đầu của châu Á. Theo công ty nghiên cứu thị trường Markit Research (Anh), chỉ số PMI tháng 7-2012 của châu Á giảm xuống còn 48,2 điểm từ mức 49,3 điểm vào tháng trước.

Tại Trung Quốc, chỉ số PMI giảm nhẹ xuống còn 50,1 điểm, chạm mức thấp nhất trong tám tháng qua. Theo Hiệp hội hậu cần và mua sắm Trung Quốc, sản lượng nhà máy tại nhà máy vẫn tiếp tục tăng nhưng đơn hàng mới, bao gồm đơn hàng xuất khẩu trong tháng 7-2012, giảm mạnh so với sáng 6-2012.

Trong tháng 7-2012, chỉ số PMI của Hàn Quốc sụt giảm xuống còn 47,2 điểm từ mức 49,4 điểm, mức giảm mạnh nhất trong bảy tháng qua. Chỉ số PMI của Nhật Bản cũng giảm 2 điểm xuống còn 47,9 điểm. Chỉ số PMI của Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, dù vẫn nằm trong vùng tích cực nhưng đã giảm từ 55 xuống còn 52,9 điểm.

Riêng tại Mỹ, chỉ số PMI tăng nhẹ lên mức 49,8 điểm từ mức 49,7 điểm trong tháng 6-2012. Tuy nhiên, đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số PMI nằm dưới ngưỡng 50 trong vòng ba năm qua, cho thấy ngành sản xuất vẫn đang vật lộn để thoát ra khỏi những khó khăn.

(Theo BBC, Reuters, Wall Street Journal)