Nghịch lý… lương!
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng tới 4 lần. Lương tối thiểu đã tăng từ mức 210.000 VND/lao động/tháng (2003), lên mức 540.000 VND/lao động/tháng như hiện tại. Mức lương tối thiểu, như vậy, đã tăng vượt 100% chỉ trong thời gian rất ngắn. Và không chỉ vậy, việc tăng lương tối thiểu sẽ tiếp tục được thực hiện. Nếu xét về số lần và tỷ lệ tăng, thì Việt Nam chắc chắn… “phá kỷ lục” thế giới về tăng lương cho người lao động.

Vậy thì tại sao lương lại phải “tăng gấp” như vậy ? Và tác động của sự tăng ấy tới nền kinh tế, tới xã hội như thế nào ?

Câu trả lời, có thể, là việc tăng lương sẽ không chỉ nhằm đạt mục tiêu đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Mà, việc tăng lương nhiều lần trong thời gian ngắn, trước tiên, là thể hiện cụ thể sự bối rối trong quản lý, những yếu kém của các chính sách, biện pháp bình ổn giá tiêu dùng. Sự yếu kém này đã buộc Nhà nước phải tăng lương. Và ngược lại, càng đẩy nhanh tốc độ trượt giá mỗi khi lương tối thiểu được tăng. Có nghĩa là càng tăng lương thì người lao động lại càng… nghèo đi. Áp lực về các chính sách xã hội, về thu nhập của người lao động, càng đè nặng lên khả năng quản lý của nhà nước và nền kinh tế.

Trong năm 2007, tỷ lệ lạm phát là trên 12%. Giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm trong năm 2007 đã tăng tới 22%, và chiếm tới 40% chi tiêu của người lao động. Tốc độ tăng giá hàng nhu yếu phẩm, lương thực cũng chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi là quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, thì giá lương thực, thực phẩm tại Việt Nam lại đang quá cao so với thu nhập thực tế của người lao động. Nghĩa là, đại đa số người lao động có thu nhập thấëp, ở thôn quê hoặc tại các địa phương kém phát triển đang là “nạn nhân” chính của tốc độ trượt giá. Những cải thiện về thu nhập, chế độ đãi ngộ chủ yếu chỉ đến được với phần nhỏ lực lượng lao động tại thành thị. Phân hóa xã hội, mất cân đối trong phát triển, vì vậy, ngày càng sâu sắc. Đó có thể xem như một hệ quả của chính sách tăng lương liên tục những năm qua.

Những điều đó đã cho thấy một thực tếë, là đổíi mới chính sách lương tối thiểu không phải là giải pháp chính cho nâng cao đời sống người lao động trong xã hội. Mà quan trọng nhất, là các chính sách quản lý giá cần phải có thay đổi về chất, đảm bảo người lao động có thể sống được bằng lương. Chứ không thể chỉ là tăng lương để hỗ trợ người lao động trong cơn lốc tăng giá tiêu dùng.

Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp