Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thật khó để tìm được tiếng nói chung trong việc khám chữa bệnh có bảo hiểm. Người bệnh than phiền về cung cách phục vụ của các y bác sĩ; các thầy thuốc than phiền về cơ quan BHYT; cơ quan này lại đang méo mặt vì thu không đủ chi.

Ai được lợi từ BHYT ?

Ở các nước phát triển, từ lâu đã hình thành khái niệm: sống không có bảo hiểm là mạo hiểm.

BHYT có ba “kênh”: BHYT bắt buộc dành cho các cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan, DN nhà nước, học sinh tại các cơ sở công lập; BHYT tự nguyện; BHYT miễn phí dành cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Với nguyên tắc số đông bù cho số ít, trong những năm qua, rất nhiều bệnh nhân đã được khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đã nảy sinh quanh chuyện BHYT.

Khi được hỏi, hầu hết mọi người – thuộc mọi tầng lớp đều tỏ ra ngại ngần khi khám bệnh bằng thẻ BHYT. Thực tế cho thấy, nhiều người thuộc diện được mua BHYT bắt buộc gần như không dùng đến tấm thẻ bảo hiểm. Khi bị ốm đau, họ thường bỏ tiền túi ra để được hưởng dịch vụ tốt hơn. Những người có điều kiện kinh tế khá thì mua bảo hiểm của những bệnh viện cao cấp hay bay sang các nước có nền y học tiên tiến để khám chữa bệnh.

Tại các bệnh viện, theo quy định của BHYT, tiền công khám bệnh 1 lần/người chỉ có 3.000 đ; tiền giường cũng chỉ có 8.000 đ/người/ngày, chỉ bằng một phần nhỏ so với khám dịch vụ. Đó là lý do khiến các thầy thuốc không mặn mà gì với các bệnh nhân khám BHYT. Trong số những người mua BHYT tự nguyện có rất nhiều người chỉ chịu mua thẻ khi thấy mình bị bệnh. Thậm chí có những người bị bệnh hiểm nghèo mới tìm đến BHYT, hòng mong được cơ quan bảo hiểm chi trả cho những khoản kinh phí khổng lồ: chi phí xét nghiệm, chạy thận nhân tạo, phẫu thuật… Điều này đã đi ngược lại ý nghĩa của việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT – số đông bù cho số ít – và là một trong những nguyên nhân gây bội chi lớn trong hoạt động BHYT.

Chia gói bảo hiểm

Với mức phí 200.000 đ /người/năm, cứ 1 triệu người mua BHYT tự nguyện thì nhà nước bù lỗ khoảng 800 tỷ đồng. Như vậy, với khoảng hơn 3 triệu người mua BHYT tự nguyện hiện nay, mỗi năm Nhà nước đã bù lỗ khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Đã có ý kiến cho rằng, để đảm bảo an toàn cho quỹ BHYT, cần thu phí bảo hiểm cao hơn số chi (khoảng 900 ngàn đồng so với số chi 880 ngàn đồng). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, mức phí trên là quá cao so với mặt bằng chung và không khả thi. Ông cho rằng, chỉ cần nâng mức đóng BHYT tự nguyện lên ngang BHYT bắt buộc (320 ngàn đồng/người/năm) là đã có thể đảm bảo công bằng quyền lợi cho các đối tượng. Tuy nhiên, với cách tính này, ngân quỹ nhà nước vẫn phải tiếp tục bù lỗ cho quỹ BHYT và chưa thể giải quyết được nguy cơ vỡ quỹ BHYT đang treo lơ lửng hiện nay.Ở các nước phát triển, từ lâu đã hình thành khái niệm: sống không có bảo hiểm là mạo hiểm. Bảo hiểm ở đây bao gồm bảo hiểm nhân thọ, y tế, nhà cửa, ôtô… Trong đó, BHYT được coi là quan trọng số 1.

Tuy nhiên, theo  ý kiến của một số chuyên gia, nếu cơ quan BHYT chịu bán bảo hiểm theo từng mức gói khác nhau thì sẽ thu được một nguồn thu lớn hơn nhiều so với hiện nay. Từ đó có thể phục vụ được các đối tượng thuộc nhiều tầng lớp có mức thu nhập khác nhau. Khi dịch vụ y tế trong nước phát triển đồng nghĩa với việc “vớt” lại được một lượng tiền không nhỏ của người Việt Nam khám chữa bệnh tại nước ngoài. Những việc làm trên sẽ giúp cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ y tế hiện nay.

Trong những năm tới, khi kinh tế phát triển lên một mặt bằng mới, có thể áp dụng mô hình: Ai mua BHYT sẽ được hưởng dịch vụ hoàn hảo. Còn nếu ai không mua BHYT thì phải chịu giá dịch vụ cao. Bên cạnh đó, ngành y tế phải xây dựng được hệ thống bệnh viện từ thiện để khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Nước Mỹ có xấp xỉ 300 triệu người. Khoảng 250 triệu người tự nguyện bỏ tiền mua BHYT với mức trung bình vài trăm USD đến hàng ngàn USD/người/năm. Hơn 40 triệu người còn lại có thể đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện từ thiện, nhiều người trong số đó chọn các quốc gia có dịch vụ y tế tốt và rẻ như Ấn Độ, Thái Lan… Với mức phí thu được hàng chục tỷ USD mỗi năm, dịch vụ khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ở Mỹ được thực hiện khá hoàn hảo. “Hầu như người Mỹ nào cũng có có hồ sơ khám bệnh và hồ sơ này do các bác sĩ quản lý. Cơ quan bảo hiểm y tế sẽ chi trả hầu hết các chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân” – Trong một lần trao đổi cùng DĐDN, bác sĩ Hạnh – Việt kiều Mỹ hiện đang hành nghề tại bang California nói.

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp