Nhập nhằng khái niệm doanh nghiệp nội, ngoại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định này, khái niệm “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” và “doanh nghiệp Việt Nam” đang “vênh” Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp Việt Nam là tất cả những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, theo dự thảo thì doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó có một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu từ 51% trở lên phần vốn góp hoặc cổ phần của doanh nghiệp đó. Như vậy, theo dự thảo thì không phải bất cứ doanh nghiệp nào được thành lập theo pháp luật Việt Nam cũng là doanh nghiệp Việt Nam mà phải có 51% phần vốn góp trở lên.

Còn về khái niệm thế nào là doanh nghiệp nước ngoài, dự thảo cũng nêu: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp sở hữu từ 50% trở lên phần vốn góp hoặc cổ phần của doanh nghiệp đó. Còn Luật Đầu tư thì quy định cứ có vốn của nước ngoài góp vào thì gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không khớp nhau.

Cần thiết phải có sự thống nhất chung để tránh tình trạng có doanh nghiệp lại không biết xếp vào loại nào. Nếu căn cứ theo tỷ lệ trong dự thảo nghị định thì doanh nghiệp có 50,5% vốn điều lệ của phía Việt Nam, còn 49,5% vốn điều lệ là của phía nước ngoài sẽ là doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài?

Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM