Nhiều DN chưa được tham vấn khi xây dựng chính sách
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tại cuộc tọa đàm, ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Pháp chế, VCCI nhấn mạnh: VCCI đã tiến hành khảo sát 8.200 doanh nghiệp, kết quả khảo sát cho thấy 87,39% số doanh nghiệp chưa từng được tham vấn khi cơ quan chức năng chuẩn bị thực hiện công tác hoạch định chính sách. Vì vậy, những thông tin về thực trạng hoạt động và phản ứng thực tế từ phía cộng đồng doanh nghiệp chậm đến với chính quyền và ngược lại chính quyền cũng chưa tiếp cận được đầy đủ thông tin từ phía doanh nghiệp.

Các đại biểu cho rằng, cần duy trì đồng thời nhiều hình thức đối thoại một cách hợp lý như: kênh đối thoại “truyền thống” là tháo gỡ và góp ý trực tiếp cho các cơ quan Nhà nước, tiếp đến là thông qua các hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề, nhất là đối thoại trực tiếp giữa chính quyền – doanh nghiệp hay thông qua Đại biểu Quốc hội của tỉnh…

Ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ: Hiện nhu cầu đề xuất, kiến nghị cũng như trông đợi sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp ngày càng tăng do những khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những năm qua, VCCI thường xuyên khảo sát và chấm điểm sức cạnh tranh của chính quyền cấp tỉnh, trong đó nêu rõ địa phương nào quan tâm thỏa đáng và hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời đều có uy tín cao và mang lại sự tiếp sức đáng kể cho doanh nghiệp.

Để cuộc đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp đạt chất lượng và kết quả thiết thực, mỗi đơn vị, doanh nghiệp cần chủ động nêu rõ những tồn tại, bất hợp lý trong điều hành kinh tế của lãnh đạo cấp tỉnh, đồng thời nâng cao khả năng vào cuộc, ứng phó của các hiệp hội… Thậm chí, đại diện một số doanh nghiệp đề nghị, thời gian tới nên tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền cấp quận, huyện để hai bên hiểu, tháo gỡ những tồn tại cụ thể, có tính chất khu biệt ở tầm địa phương…/.

Hoàng Linh
Nguồn: Báo Hải quan Online