Nông nghiệp cần có liên minh ngành hàng chiến lược
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đây là ý kiến của ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT) tại buổi Hội thảo quốc tế “Nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn mới” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/12.

Tại Hội thảo, ông Katsuro Nagai, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nhìn nhận: “Để vững vàng hội nhập, bên cạnh việc đảm bảo tốt hơn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngành nông nghiệp Việt Nam cần thực sự thay đổi một số khâu cơ bản như sản xuất, chế biến, phân phối… Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam chủ yếu sản xuất quy mô nhỏ, khoảng 0,62 ha/hộ gia đình. Do vậy, nông dân khó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình”.

Thông thường, đối tượng trung gian giữa người nông dân và thị trường thu lợi nhiều nhất. Điều này có thể được giải quyết bằng cách tổ chức hiệu quả các hộ nông dân tham gia vào những hình thức hợp tác xã. Ở khâu chế biến, hiện nay chưa có nhiều cơ hội để các hộ nông dân, các cơ sở chế biến có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, ví dụ phân biệt rõ nét sản phẩm cấp trung hay cấp cao nhằm bán hàng ở phân khúc thị trường phù hợp.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương hay các doanh nghiệp tư nhân tham gia hợp tác với nông dân cần hỗ trợ để có thể xác định sản phẩm chất lượng cao và tiến hành dán nhãn phân biệt rõ.

Theo ông Bjorn Koslowski, Phó trưởng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam, trong hội nhập sâu, để gia tăng sức cạnh tranh, một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam cần lưu ý là làm tốt hơn khâu thương mại điện tử. Điều căn bản đầu tiên chính là doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng website bằng tiếng Anh để có thể tiếp thị cho các đối tác nước ngoài. Trên đó, các thông tin về doanh nghiệp phải chân thực, đầy đủ, rõ ràng.

Đã có những trường hợp doanh nghiệp Đức muốn hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Việt Nam nhưng không có cách nào để tìm kiếm được thông tin đầy đủ về doanh nghiệp mà phải thông qua những khâu trung gian.

Theo ông Trần Công Thắng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để có thể sẵn sàng cho quá trình hội nhập và xây dựng các liên minh ngành hàng, doanh nghiệp cần nâng cao hiểu biết về hội nhập, từ đó sẽ tìm được cách tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu thị trường, hợp tác đầu tư cũng cần được Nhà nước quan tâm làm rõ hơn và có cơ chế đặc biệt tăng cường hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cho ngành nông nghiệp.

Đỗ Hương

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ