Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đó, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhân, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.

Mức phí đối với khai thác khoáng sản

Theo Nghị định thì mức phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhân, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản như sau: đối với Quặng sắt, mức phí tối thiểu là 40.000 đồng/tấn và mức phí tối đa là 60.000 đồng/tấn; Quặng vàng, Quặng bạch kim, Quặng bạc, Quặng thiếc, quặng chí, quặng kẽm, quặng cô- ban, quặng môlipden, quặng thủy ngân, quặng magie, Quặng vanadi mức phí từ 180.000 đồng/tấn đến 270.000 đồng/tấn; …

Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng trên.

Căn cứ mức thu phí quy định nêu trên, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Phương pháp tính phí

Theo đó, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

            F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K      

Trong đó:

– F là số phí BVMT phải nộp trong kỳ;      

– Q1 là số lượng đất, đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);

– Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);

– f1 là mức phí đối với số lượng đất, đá bốc xúc thải ra: 200đ/m3.

– f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc m3).

– K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

+ Khai thác lộ thiên nhiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K=1,05;

+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K=1

Đối với lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017. Số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và thức tế đất đá bốc xúc thải ra.

Số lượng khoáng sản khai thác trong kỳ để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra và các trường hợp khác mà cần thiết phải quy đổi, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục thuế địa phương để trình UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, thay thế Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 28/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản./.

Minh Loan
Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp