Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: Gộp sổ đỏ, sổ hồng: 2008 hoặc 2010
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sổ đỏ, sổ hồng: chỉ một sổ

Vừa qua, người dân ở nhiều địa phương đã chỉ ra những bất cập của việc chồng chéo nhiều loại sổ, rằng để có được cả hai mảnh giấy trên, người dân phải chạy đi rất nhiều cửa, gây phiền hà tốn kém. Vậy sắp tới, dự kiến sẽ điều chỉnh như thế nào?

–  Tôi rất mừng khi Chính phủ lần này tuyên bố trước QH là sẽ thống nhất 1 sổ. Ủy ban Kinh tế cũng công bố 1 sổ. Khi tôi còn làm ở Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của QH khóa XI cũng đã từng thống nhất “chỉ 1 sổ”. Điều 48, Luật Đất đai cũng có nói mọi loại đất đều chỉ theo một giấy duy nhất.

Mặc dù Luật  Đất đai quy định đúng nhưng khi thực hiện lại có nhiều khó khăn, phiền nhiễu do vụ lợi cá nhân. Gốc của quan điểm “1 giấy” là dựa trên tư duy: đất là sở hữu của toàn dân. Tôi đã giao đất thì phải giao toàn quyền sở hữu cho anh.

Còn nhà là sở hữu của cá nhân, tôi không thể xác nhận nhà thay anh được. Trong quan hệ dân sự, nếu anh đăng ký nhà thuộc sở hữu cá nhân, làm sao có thể chứng nhận nhà cho anh được. Biết đâu là anh đăng ký cho ai? Tôi chỉ biết trên mảnh đất đó là có nhà, chuyện đăng ký như thế nào là của anh.

Chính phủ vừa qua đang đề xuất gộp sổ hồng, sổ đỏ đề giúp cho người dân và nhà nước tránh được lãng phí phải qua nhiều cửa. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao cho “ông” phải cấp giấy, còn nhà hay công trình gì đó là thuộc sở hữu cá nhân. Mà đã cá nhân thì phải đăng ký với nhà nước chứ làm sao có chuyện giao cho anh và xác nhận đó là của anh được. Đấy là là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Dân sự.

Băn khoăn 2008 hay 2010?

Nhưng Luật Nhà ở mới có hiệu lực thực thi, nếu thay đổi tiếp thì liệu có gây hoang mang cho người dân?

– Luật Nhà ở thể hiện theo một cách khác. Luật chỉ nói anh đăng ký tài sản trên đất chứ không nói là gắn liền với đất. Tự mình cứ ghép cái răng của ông này vào với cái lợi của bà kia là không được.

Trong Báo cáo của UBTVQH đề nghị thống nhất một chủ quyền nhà đất trong năm 2008, nhưng vấn đề này còn liên quan cả đến Luật Nhà ở và Luật Đất đai. Theo ông liệu có thể làm nhanh được không vì bây giờ đã là cuối năm 2007?

– Cái đó phải hỏi Bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường. Chậm do cả anh cả ả, từ trên lẫn dưới.

Về khách quan, bản chất đất đai do lịch sử để lại rất phức tạp, khó có đủ những điều kiện như pháp luật quy định. Về trách nhiệm cá nhân, đó là do ở trên chưa có sự tập trung cao để ban hành những văn bản mang tính chất hệ thống.

Thưa ông, tại sao tất cả những vướng mắc về đất đai, kiến nghị, bàn thảo cũng từ lâu lắm rồi mà vẫn bùng nhùng?

– Đặc thù của nước ta là chiến tranh kéo dài, nhiều năm tập trung dồn sức cho chiến tranh. Đất đai, lúc đó với nhiều người không thành vấn đề. Nhưng bây giờ đã hòa bình, xây dựng đất nước rồi, xây dựng nhà nước pháp quyền, đất đai có giá… Tìm lại, các cơ sở pháp lý ban đầu đều không đầy đủ nên mới phải mò mẫm.

Nhưng liệu người dân còn phải chờ Quốc hội bàn đến bao giờ, thưa ông?

– Chính phủ phải đặt quyết tâm. Tôi sẽ xin ý kiến QH để xem đến thời điểm nào đó để quyết định xem năm 2008 hay 2010.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) Uỷ viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội: UBTVQH đã đề nghị thống nhất những điểm còn vênh giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai. Khi chúng ta thống nhất rồi thì mặc nhiên coi hoặc là giấy hồng hoặc là giấy đỏ sẽ tương đương với một giấy khác. Lúc đó nếu ai có nhu cầu thì có thể đổi còn nếu không thì vẫn được công nhận là như vậy. Sẽ không có chuyện người dân phải rồng rắn ra xếp hàng ở văn phòng đăng ký để đổi giấy màu khác. Về mặt pháp lý, Quốc hội sẽ phải chỉnh sửa hai luật này cho thống nhất với nhau.

Hiện chúng ta đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 46 tỉnh, thành. Với tốc độ này, nếu tập trung kinh phí và cán bộ sẽ có thể xong trong năm 2008. Tuy nhiên tại phiên họp này Quốc hội đang bàn để quyết định xem liệu có nên đặt ra chỉ tiêu hoàn thành trong năm 2008 hay vẫn có thể kéo dài sang 2009 vì còn liên quan đến việc phân bổ kinh phí.

Theo VNN