Phí, lệ phí “không thể là thuế thu nhập trá hình”
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Thảo luận về dự án Luật Phí và lệ phí, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM), đề nghị, dự luật phải tuân thủ theo nguyên tắc là các dịch vụ công mà người dân đã đóng thuế thì không phải đóng phí, lệ phí và người dân chỉ trả phí, lệ phí khi họ sử dụng đúng dịch vụ đó. Nguyên tắc thứ hai là phí, lệ phí phải thu hợp lý “không thể là thuế thu nhập trá hình giảm thu nhập của người dân”. Thứ ba là không bù đắp cho tham nhũng, lãng phí nhằm tránh việc sử dụng tiền thuế của dân yếu kém sau đó tìm cách huy động phí, lệ phí của người dân. 

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cũng cho rằng, dù dự thảo đã có sự tiếp thu nhiều nội dung quan trọng nhưng vẫn còn những điểm chưa ổn. Đó là quy định phí để bù đắp chi phí. Nếu “chỉ nói thế là chưa ổn” vì có những dịch vụ công, Nhà nước chỉ thu một phần và bản chất các dịch vụ có thu phí này là thể hiện của nền hành chính công. Do đó, nguyên tắc của việc xác định mức thu phí nên quy định sao cho dịch vụ này có tính phục vụ. Phân tích về quy định “khuyến khích thực hiện xã hội hóa” việc thu phí, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, cho rằng, nếu chỉ quy định ngắn gọn như vậy “e rằng có sự lạm dụng”. Từ đó, ĐB đề nghị nên quy định chỉ khuyến khích xã hội hóa dịch vụ công mà Nhà nước không nhất thiết nắm giữ để xác định rằng Nhà nước không xã hội hóa bằng mọi giá các loại dịch vụ công.

Xung quanh việc dự thảo loại bỏ viện phí, học phí ra khỏi danh mục để chuyển sang cơ chế giá. Đa số các ĐB đều đồng tình nhưng băn khoăn về quy định này và đề nghị cần có chính sách hỗ trợ. ĐB Danh Út (Kiên Giang), đề nghị Chính phủ cần báo cáo cụ thể và chi tiết hơn về lộ trình và tác động của việc chuyển sang giá dịch vụ đến đời sống của người dân, gây bất lợi cho người nghèo, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), cũng cho rằng, cần có lộ trình khi bỏ các loại phí này ra khỏi danh mục. Theo ĐB Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định), dù chuyển viện phí và lệ phí sang cơ chế giá nhưng Chính phủ trên cơ sở cân đối ngân sách cũng nên nghiên cứu các chính sách mới để hỗ trợ đối tượng khó khăn được hỗ trợ khám chữa bệnh, nhất là những người nghèo mắc bệnh nan y, phải điều trị lâu dài và thuốc nằm ngoài danh mục được chi trả. Bên cạnh đó là có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo khi chi phí học tập bị vượt quá khả năng của gia đình.Theo Sài Gòn Giải phóng Online