Quản lý nhà đất: Một giấy có thuận hơn hai giấy?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hiện nay có tới hai hệ thống quản lý và cấp sổ đỏ, sổ hồng mà lẽ ra chỉ cần một hệ thống quản lý là đủ. Nhiều giấy, nhiều cơ quan quản lý vô tình tạo ra sự phức tạp, dễ có gian lận trong lĩnh vực nhà đất, đặc biệt là mua bán, sang nhượng… Hiện nay, có tình trạng chồng chéo giữa việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (sổ hồng). Luật nhà ở qui định, chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi có yêu cầu và không mang tính bắt buộc. Hình thức này cấp theo dạng chứng thư nhưng không thể hiện rõ lý lịch, nguồn gốc nhà đất trên giấy chứng nhận, do vậy không đảm bảo an toàn về pháp lý của hồ sơ giao dịch cho người mua. Ngoài ra, không nên công nhận chỉ có ba loại giấy là giấy đỏ, giấy hồng cũ và giấy hồng mới, trong khi còn rất nhiều loại giấy khác hợp lệ chưa kịp xin cấp đổi. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai) gần giống như bằng khoán cũ, có thể hiện từ đầu tên của các chủ sử dụng trên giấy đỏ. Tuy nhiên loại giấy này còn hạn chế ở chỗ là mới chỉ ghi nhận thông tin của căn nhà mà lẽ ra phải ghi nhận đầy đủ pháp lý của tài sản này. Theo tôi, nếu có thêm pháp lý của căn nhà trên giấy đỏ thì giấy đỏ trở thành loại giấy chứng nhận có hai quyền.

Theo ông Đỗ Đức Đôi, Phó Vụ trưởng Vụ Đăng ký thống kê đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những giấy chủ quyền hợp pháp được cấp trước đây không phải đổi sang giấy mới. Những giấy tờ nhà đất hiện hành sẽ tồn tại song song với giấy mới trong một thời gian nhất định. Trong quá trình chuyển dịch chủ quyền nhà đất thì người dân sẽ đổi giấy cũ sang giấy mới luôn. Theo dự thảo, mẫu giấy chủ quyền nhà đất mới sẽ kế thừa các ưu điểm của giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cấp theo Nghị định 60 năm 1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (tức giấy hồng cũ). Giấy mới được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Giấy mới sẽ có phần ghi về đất và các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng khác, nhà máy, rừng…

PV: Một thực trạng khiến người dân bức xúc hiện nay là thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rườm rà, cũng như lệ phí đăng ký cấp giấy chứng nhận cao khiến người dân “ngại” được cấp GCN. ông nghĩ sao về điều này?

Ông Nguyễn Đăng Sơn: Đúng là thủ tục cấp GCN hiện nay còn nhiều vấn đề gây phiền hà cho người sử dụng đất (người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định; hoặc phải tự mang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; không xem xét cấp GCN cho các trường hợp đất thuộc phạm vi quy hoạch mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất…). Việc quản lý sổ đỏ, giấy hồng qua nhiều bộ ngành đã gây nên tình trạng chồng chéo trong khâu quản lý. Lại thêm, lệ phí chước bạ và thuế suất chuyển quyền cao khiến nhiều người không làm thủ tục cấp GCN, không thực hiện thủ tục chuyển nhượng qua cơ quan Nhà nước mà chủ yếu thực hiện bằng hình thức trao tay. Chính những lý do này đã gây không ít khó khăn cho người dân. Ngoài ra, việc cấp GCN theo Luật Nhà ở (còn gọi là “sổ hồng”) và việc chậm ban hành Luật Đăng ký bất động sản đã làm cho việc quản lý đối với đất bị phân tán, ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính minh bạch thông tin về bất động sản. Theo tôi, phải coi việc cấp GCN là mục tiêu chính để Nhà nước quản lý đất đai, không nên thu nhiều tiền của người sử dụng đất khi làm thủ tục cấp GCN.

PV: Theo quan điểm của ông, nên giữ hai giấy như hiện nay hay gộp chung thành một giấy? Liệu gộp chung một giấy có thuận tiện hơn trong quản lý?

Ông Nguyễn Đăng Sơn: Qui định về công nhận quyền sở hữu nhà ở là chỉ theo yêu cầu, không phải là đại trà. Cái cần là giấy đỏ cấp lần đầu. Còn khi cấp phép xây dựng, hoàn công công trình thì cơ quan chức năng đã công nhận quyền sở hữu nhà ở (tạo lập hợp pháp). Cơ chế là quản lý theo thửa đất, không quản lý số nhà vì nhà thường xuyên biến động. Nếu tiếp tục thực hiện theo hai hệ thống như hiện nay thì khi xây nhà xong người dân phải đổi sổ đỏ sang sổ hồng mới. Cách làm này quá lòng vòng, gây tốn kém và phát sinh thủ tục không cần thiết. Theo tôi, mục đích cuối cùng của việc quản lý là làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, cho doanh nghiệp, do vậy cần qui tụ một đầu mối để quản lý các thông tin nhà đất.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo Báo Đời sống và pháp luật