Quảng Ninh bắt tay VCCI hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã dự thảo Chương trình hành động thực hiện nghị quyết này và được cộng đồngdoanh nghiệp đánh giá rất cao.

Theo đó, Quảng Ninh sẽ tiếp tục cải cách hành chính theo hướng phát huy cai trò tích cực của chính quyền điện tử gắn với hoạt động hiệu quả của Trung tâm hành chính công. Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tư nhân, làm động lực để nâng cao tính cạnh tranh…

Với Hội nghị này thì “Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện triển khai nghị quyết 35 và ký cam kết với VCCI”, ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch VCCI khẳng định.

Đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tại Chương trình hành động được đưa ra như: hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ doanh nghiệp về kinh phí, cơ chế cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp…

“Những giải pháp này được cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi rất đồng tình. Bởi đây cũng chính là những vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra tại Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh hồi đầu năm. Điều này cũng cho thấy, lãnh đạo tỉnh đã thực sự quan tâm, lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp và có những hành động cụ thể để thực hiện cam kết đồng hành, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp, nhà đầu tư”, ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh khẳng định.

Đồng thời, Chương trình hành động cũng quy định rõ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đơn vị sự nghiệp của tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

“Quảng Ninh đã xác định doanh nghiệp là bộ phận trọng yếu tạo ra động lực phát triển kinh tế – xã hội, quyết định đà tăng trưởng nên việc tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển và ngày cành lớn mạnh là hết sức quan trọng”, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã nhấn mạnh và chia sẻ về mục tiêu phát triển quy mô và chất lượng của doanh nghiệp của tỉnh. Cụ thể là đến đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có trên 9.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó có 250 doanh nghiêp có quy mô lớn và nguồn lực mạnh, khu vực tư nhân sẽ đóng góp 50-55%GRDP và khoảng 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Theo ghi nhận của ông Vũ Tiến Lộc tại Hội nghị thì không phải đợi đến khi có nghị quyết 35, Quảng Ninh mới thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp. Quảng Ninh từ nhiều năm nay đã được Chính phủ ghi nhận là một địa phương năng động và đi đầu trong việc đề ra nhiều biện pháp, chương trình hành động để tạo lập một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Như mô hình thành lập Trung tâm hành chính công, nhất thể hóa một số chức danh quan lý nhà nước, thành lập trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA)… là những ví dụ điển hình và thành công của Quảng Ninh.

Cũng với sự chủ động, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, chủ động tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2428/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu kinh tế Vân Đồn. Quảng Ninh cũng đã mạnh dạn vận dụng hình thức PPP trong đầu tư xây dựng, vận hành các công trình, hạng mục lớn của tỉnh, góp phần làm cơ sở thực tiễn để Chính phủ ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã triển khai xác định Chỉ số cải cánh hành chính (CCHC) của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, góp phần cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC (Par Index). Năm 2014, chỉ số CCHC của Quảng Ninh đã tăng 9 bậc so với 2013 và xếp vị trí thứ 14/63 tỉnh thành cả nước. Đặc biêt, năm 2015, Quảng Ninh đã xây dựng và triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) với mục tiêu cải thiện chất lượng điều hành các cấp từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự cạnh tranh, thi đua vào cuộc quyết liệt của cấp sở, ngành, địa phương trong triển khai nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Và kết quả thu hút nguồn lực đầu tư đến địa phương này trong thời gian qua đã chứng minh cho những chủ trương, chính sách và hành động cụ thể của tỉnh Quảng Ninh trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư là phù hợp với nhu cầu thực tế và đúng đắn. Riêng năm năm 2015, thu hút vốn đầu tư  của Quảng Ninh tăng mạnh – hơn 35% so cùng kỳ. Nhiều nhà đầu tư lớn tập trung đẩy mạnh đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng giao thông, du lịch, dịch vụ.

Còn trong 5 tháng đầu năm 2016, trên toàn tỉnh đã có 527 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 3.130 tỷ đồng, tăng 19% về số doanh nghiệp, 186 doanh nghiệp hoạt động trở lại sau tạm ngừng – tăng 4% so với cùng kỳ.

Thu Lê
Nguồn: Báo Công thương điện tử