Quyền lập hội là quyền cơ bản của công dân
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – Hiến pháp năm 1946 và tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp sau này. Tính đến tháng 12.2014, nước ta có 52.565 hội gồm có 483 hội hoạt động trong phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động trong phạm vi địa phương, trong đó có 8.792 hội có tính chất đặc thù. Đây là những biểu hiện tích cực của quá trình dân chủ hóa xã hội, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tiến trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cũng như việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền lập hội của công dân vẫn còn chậm, phân tán, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Tổ chức, hoạt động của các hội và công tác quản lý nhà nước về hội còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước, thực hiện chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội và hội nhập quốc tế.

Tại tọa đàm, Trưởng ban cố vấn dự án JICA – ONA Tsuboi Yoshiharu cho rằng, Nhật Bản và Việt Nam khác nhau về chế độ chính trị nên các quan điểm về lập hội cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 nước đều có điểm chung là Hiến pháp đều công nhận quyền lập hội của công dân. Do vậy, việc sớm ban hành Luật về hội là cần thiết để thể chế hóa quy định về quyền tự do lập hội của công dân.

Chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc tổ chức và hoạt động của hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Chứng nhận pháp nhân công ích, Văn phòng Nội các Nhật Bản Amemiya Takako cho biết, quyền tự do lập hội ở Nhật Bản được bảo đảm ở điều 21 Hiến pháp; đối với công đoàn lao động còn có quy định riêng tại điều 28, đối với các hội mang tính tôn giáo còn áp dụng quy định tại điều 20; ngoài ra đối với các chính đảng thì còn thiếu quy định rõ ràng nhưng cũng được hiểu là sẽ áp dụng điều 21 Hiến pháp.

Theo đó, các pháp nhân ở Nhật Bản không được thành lập nếu không dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự và các luật. Cụ thể, việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý pháp nhân có mục đích học thuật, nghệ thuật, từ thiện, nghi thức, tôn giáo hoặc các mục đích công ích khác, pháp nhân có mục đích kinh doanh hoạt động có lợi nhuận và các pháp nhân khác sẽ căn cứ theo quy định của luật này và các luật khác.
 
Pháp nhân công ích được thành lập thông qua việc được công chứng viên công chứng thực điều lệ và đăng ký, với tỷ lệ hoạt động vì mục đích công ích từ 50% trở lên, mức tài sản rảnh rỗi không vượt quá một mức nhất định. Trong khi pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt (NPO) được thành lập thông qua việc cơ quan sở quản chứng thực các điều kiện như không có mục đích lợi nhuận, với tỷ lệ hoạt động công ích dưới 50%, chi phí hoạt động cho hoạt động phi lợi nhuận đặc biệt chiếm từ 80% trở lên…

Tin và ảnh: Lê Hoa
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân