Rào cản thương mại tăng cao khi suy thoái kinh tế trầm trọng hơn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Làn sóng bảo hộ tăng vọt là bóng tối ám ảnh hội nghị thượng định những nhà lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn của thế giới chuẩn bị được tổ chức tại London – Anh vào ngày 02/04.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2008, cựu Tổng thống Mỹ Bush đã hối thúc thành viên tham dự hội nghị cam kết bảo vệ tự do thương mại dù kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp nội địa tăng cao. Thành viên tham dự hội nghị bao gồm

Ông Daniel M. Price, một quan chức làm việc trong chính quyền của Cựu Tổng thống Bush, nhận xét tuyên bố của G20 vừa mới được đưa ra thì nó đã bị phá vỡ : “Các quốc gia thay vì kêu gọi tự do thương mại hãy đưa tuyên bố của mình vào thực tế.”

Sau khi cam kết không tạo ra rào cản thương mại mới trong 12 tháng, nhiều nước đã tăng thuế nhập khẩu hoặc thông qua kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế mới với những biện pháp không hề có lợi cho thương mại.

Ngân hàng Thế giới tuần trước công bố từ hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2008 cho đến nay, các nước thuộc G20 đã áp dụng 47 biện pháp hạn chế thương mại.

Nga đã tăng hàng rào thuế quan đối với ô tô cũ. Trung Quốc thắt chặt tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm, cấm nhập thịt lợn Ireland và nhiều mặt hàng khác. Ấn Độ cấm nhập đồ chơi Trung Quốc. Achentina thắt chặt nhập khẩu phụ tùng ô tô, dệt may, và hàng da. Còn nhiều nước khác như Mỹ hay Úc cũng trợ cấp mạnh tay cho ngành ô tô và các đại lý kinh doanh xe vốn đang gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ minh hoạ sinh động nhất là điều khoản “Buy America” trong kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ. Điều khoản này giúp công ty sản xuất Mỹ hưởng lợi từ kế hoạch chi tiêu công của chính phủ. Chính quyền Obama đã hối thúc Quốc hội Mỹ bỏ điều khoản này và chính ông Obama, giống cựu Tổng thống Bush, cũng đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của chính sách bảo hộ.

Áp lực bảo hộ tăng cao trên nhiều lĩnh vực. Bộ trưởng Năng Lượng Mỹ mới đây cho biết sẽ áp dụng rào cản thuế quan đối với hàng Trung Quốc nếu nước này không ký chấp thuận giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Tổng thống Obama chấp thuận chi tiêu 40 tỷ USD chấm dứt chương trình cho phép xe tải của Mêhicô chuyển hàng đường dài trên các tuyến đường của Mỹ. Mêhicô sau đó trả đũa bằng việc áp dụng chế tài phạt với mọi hàng hoá của Mỹ, từ bút chì cho đến giấy dùng trong toalet, tổng giá trị những mặt hàng chịu phạt lên tới 2,4 tỷ USD.

Việc bất đồng này có nguyên nhân từ cam kết đã được đưa ra trong Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo đó Mêhicô, Canada, và Mỹ có thể vận chuyển hàng trên các tuyến đường cao tốc của nước trong nhóm.

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994. … Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA …

Việc Quốc hội Mỹ hạn chế xe của Mêhicô có nguyên nhân từ chính từ những lo ngại về an ninh và môi trường, quan chức Mỹ lo ngại điều này sẽ gây ra bất đồng lớn hơn với Mêhicô.

Ông A. Shannon, thư ký hỗ trợ giải quyết vụ việc và là người thảo ra kế hoạch hỗ trợ xe tải từ Mêhicô đang chờ chấp thuận tại Quốc hội Mỹ, cho rằng điều này tác động xấu đến tâm lý người Mêhicô bởi họ coi đó như một biện pháp bảo hộ.

Đáp trả hành động của Mỹ, Mêhicô áp dụng chế tài phạt với 90 mặt hàng từ 40 bang của Mỹ tương đương 2% tổng lượng hàng Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Shannon nhận xét điều này gây tổn hại lớn đến quan hệ thương mại giữa hai nước.

Ngay cả khi biện pháp bảo hộ chưa được áp dụng, Ngân hàng Thế giới dự đoán việc kinh tế toàn cầu đi xuống cũng sẽ khiến thương mại toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất trong 80 năm.

Trong khi ngân hàng này cho rằng rất khó để đánh giá tác hại của những rào cản thương mại mới lên thương mại thế giới nhưng chắc chắn hoạt động thương mại thế giới sẽ chịu tác động không ít từ việc này.

Ông Richard Newfarmer, người viết bản báo cáo về thương mại và là đại diện đặc biệt của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho rằng sẽ có thể tất cả hành vi bảo hộ sẽ vượt quá tầm kiểm soát và dẫn đến chiến tranh thương mại gây nhiều hậu quả tệ hại.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick gần đây cảnh báo năm 2009 sẽ là một năm hết sức nguy hiểm bởi nhà lãnh đạo các nền kinh tế trên thế giới chịu áp lực từ những lời kêu gọi bảo hộ từ nhóm công dân chịu ảnh hưởng mạnh về kinh tế.

Ông kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiểm soát chặt chẽ và thông báo rộng rãi về những hành vi này. Thế nhưng không phải tất cả các biện pháp đều đi ngược lại luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế mà Mỹ đang hối thúc châu Âu thông qua cũng có thể bóp méo thương mại, điều này còn tuỳ thuộc vào mức độ trợ cấp đề xuất trong bản kế hoạch. Tháng 11/2008, G20 đồng ý hạn chế tăng thêm rào cản đầu tư, thương mại và dịch vụ bất chấp những biện pháp đó có tuân thủ theo luật thương mại hay không.

Ông Price, một quan chức trước đây làm việc trong chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Bush và nay là luật sư tại công ty luật Sidle Austin, cho rằng các nhà lãnh đạo nên đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn trong buổi họp tại London – Anh.

Ông đề xuất Tổ chức Thương mại thế giới nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đối với thương mại. Quỹ tiền tệ quốc tế đã nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế của những biện pháp này.

Ông cho rằng nhà lãnh đạo các nền kinh tế thế giới có thể đồng ý bỏ bớt rào cản thương mại. Cho đến nay, sự căng thẳng đã dẫn đến một số bất đồng quan điểm, ví như khả năng liệu các nước có áp dụng hàng rào thuế quan với những mặt hàng mà việc sản xuất ra mặt hàng đó thải ra nhiều khí cácbon gây hại cho môi trường. Các quan chức Trung Quốc cho rằng họ coi những hành động đó như việc vi phạm thoả thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một số chuyên gia cho rằng không nên đưa ra quá nhiều mối liên hệ giữa khủng hoảng kinh tế và bảo hộ. Ông Lori Wallach, giám đốc bộ phận thương mại toàn cầu tại Public Citizen – một nhóm hỗ trợ người tiêu dùng, nhận xét nhiều nước cho đến nay vẫn chưa tăng rào cản lên tới mức cao nhất có thể theo luật thương mại.

Khi nhà lãnh đạo các nền kinh tế còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết, chưa rõ các nước thuộc nhóm G20 sẽ dành bao nhiêu thời gian cho thương mại. Ông Price thể hiện sự thất vọng khi buổi họp Bộ trưởng Tài chính các nước G20 tuần trước tại Anh không đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nào về vấn đề bảo vệ tự do thương mại.

Xét đến quan điểm về thương mại của Tổng thống Obama – các chuyên gia kinh tế cho đến nay vẫn đánh giá cao thái độ chống bảo hộ của ông. Tuy nhiên khi kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế bắt đầu có hiệu lực, người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng nhập khẩu hơn, điều này có thể khiến thái độ chống thương mại tự do tăng cao.

Ông Kenneth S. Rogoff, giáo sư kinh tế tại đại học Harvard – Mỹ, nhận xét Mỹ hiện đang đương đầu với khả năng không còn tự do thương mại. Hai năm tới sẽ là khoảng thời gian kinh khủng đối với tự do thương mại.

Ngọc Diệp

Theo Nytimes – CafeF