Rào cản trong tiếp cận và triển khai TMĐT
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

thông qua hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng, bán vé máy bay điện tử… Đây được xem là một trong những điển hình về tính hiệu quả cao của việc đầu tư TMĐT.

Tiềm năng lớn…
Thống kê mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, hiện cả nước có khoảng 17 triệu người dùng Internet (chiếm 20% dân số). “Con số này không ngừng tăng lên với tốc độ cao trong thời gian tới, khi một loạt dự án đầu tư phát triển CNTT cho cộng đồng được triển khai là một trong những lợi thế rất lớn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài”, ông Trần Hữu Linh, Phó vụ trưởng Vụ TMĐT (Bộ Công Thương) nhận định.
Trên thực tế, tiềm năng trên cũng được nhiều DN Việt Nam nhìn nhận từ nhiều năm trước và triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu không triển khai chương trình vé điện tử, thì PA không thể là hãng hàng không giá rẻ, vì những tiêu chuẩn tiện lợi rẻ tiền và chính động thái “đi trước đón đầu” của PA đã khiến “đại gia” Vietnam Airlines cũng bắt đầu phải tính đến việc đẩy nhanh tiến trình đầu tư thực hiện vé điện tử để tiết giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Rõ ràng, lợi ích TMĐT đã có tác động tương tác qua lại, dẫn đến hiệu ứng đầu tư tích cực về phía các DN như sự ra đời của một số dịch vụ kinh doanh trực tuyến như 123mua.com.vn, viettravel.com.vn, pacificairlines.com.vn…, đặc biệt là sự ra mắt mới đây của mạng eBay.com.vn đã tạo “cú hích” khuyến khích DN tìm cách tiếp cận và phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Theo đánh giá của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (Vecom), nếu như trước năm 2007, hoạt động TMĐT chưa gây được sự chú ý của công chúng Việt Nam, thì nay, hoạt động kinh doanh qua mạng, thanh toán trực tuyến đã trở thành quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Tiềm năng thị trường TMĐT là rất lớn, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để những mô hình kinh doanh “Made in Vietnam” tồn tại và phát triển?

…nhưng rào cản cũng nhiều
Hệ thống thông tin dữ liệu khách hàng khi giao dịch được bảo vệ như thế nào, tính tương thích giữa các hệ thống thanh toán, nhận thức về TMĐT và hành lang pháp lý chưa đầy đủ được xem là 4 rào cản lớn đang làm chậm tiến trình triển khai TMĐT tại Việt Nam.

Điều ghi nhận là, sau khi Nghị định về chữ ký số được triển khai, tạo tiền đề cho một loạt website mua bán hàng qua mạng theo hình thức B2C (DN – khách hàng), B2B (DN với DN) có cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh đó, một loạt giao dịch bị rò rỉ thông tin dẫn đến nhiều khách hàng bị thiệt hại về tài chính đã phần nào dấy lên sự quan ngại về tính bảo mật, an toàn khi tham gia giao dịch trực tuyến qua mạng. Ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó tổng giám đốc Smartlink, thừa nhận, khách hàng khi có vấn đề dẫn đến khiếu kiện sẽ không biết phải kêu ở đâu để được giải quyết. Đó là chưa kể hàng trên mạng “rao một đằng, bán một nẻo”…

Một dẫn chứng khác là website Gophatdat.com, dù chỉ mới ra đời, nhưng đã giữ vị trí thứ 3 trong top 10 website B2B bình chọn của TrustVn mới đây. Tính khả thi thì như vậy, nhưng nhiều DN muốn tiếp cận lại thiếu tương thích về công nghệ thanh toán, dẫn đến ngần ngại trong triển khai. Đó là chưa kể, trong khi tiếp cận giới thiệu dịch vụ cho nhiều cơ quan bộ ngành, sự ngần ngại, hồ nghi vẫn tồn tại trong một số cấp lãnh đạo quản lý thương mại tại các địa phương đã làm mất đi khá nhiều cơ hội kinh doanh của DN tại địa bàn.

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vecom, về nhận thức, tuy được phổ dụng ở các DN, nhưng một số cấp lãnh đạo vẫn cho rằng, TMĐT chỉ là vấn đề khu trú ở lĩnh vực thương mại, mà không biết rằng, TMĐT chỉ là một lĩnh vực trong việc hình thành nền tảng chính phủ điện tử, trong đó việc tổ chức các công dân điện tử, với nhiều tiện ích dịch vụ từ giao dịch mua bán đến các thủ tục hành chính đều thông qua cửa điện tử, với hệ thống dữ liệu được Chính phủ đảm nhận và vận hành.

Nguồn: Báo Đầu tư