Sức bật mới cho sự phát triển bền vững của đất nước 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội BÙI SỸ LỢI khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Những thành tựu đó đã củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và là cơ sở để chúng ta  kỳ vọng vào những bước tiến mới, sự phát triển bền vững hơn trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Nhiều thành tựu rất quan trọng

– Chỉ ít ngày nữa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ chính thức diễn ra, theo ông sự kiện này có ý nghĩa như thế nào?

Đại hội lần thứ XIII có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì chúng ta kết thúc 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đại hội sẽ tổng kết việc thực hiện các chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong 5 – 10 năm qua và đề ra chiến lược phát triển trong 5 – 10 năm tới. 

<img alt="" src="” width=”750px” />
Ảnh: Thanh Chi

Nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII diễn ra trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới thể chế và thực hiện nhiều chính sách đột phá để phát triển. Đây cũng là nhiệm kỳ có nhiều thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm cuối của nhiệm kỳ, cùng với đó là tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long… tác động lớn đến đời sống của người dân. Nhưng đây cũng là nhiệm kỳ đất nước ta đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội; tập trung giải quyết căn cơ nhiều vấn đề cốt lõi trong phát triển đất nước và cho thấy rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Có thể nói rằng, chúng ta đã đi qua 5 năm của một nhiệm kỳ nhiều thử thách nhưng cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng cả về đối nội, đối ngoại, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đó là cơ sở để chúng ta kỳ vọng Đại hội lần thứ XIII của Đảng mang lại luồng sinh khí mới, động lực mới cho sự phát triển của đất nước, tạo ra những bước tiến mới, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. 

– Đại hội lần thứ XIII sẽ xác định phương hướng chiến lược để phát triển đất nước với tầm nhìn đến năm 2045. Việc xác định tầm nhìn xa như vậy, theo ông có ý nghĩa như thế nào?

– Việc xác định phương hướng chiến lược có tầm nhìn xa như vậy có ý nghĩa hết sức quan trọng vì Đảng ta không chỉ đặt ra các nhiệm vụ trước mắt mà còn đặt ra những nhiệm vụ trung hạn và dài hạn. Trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước, những mục tiêu chiến lược đó có ý nghĩa xuyên suốt, không bị thay đổi, không bị cắt khúc, nói cách khác là có tính kế thừa và phát triển. Mục tiêu mà Đảng đặt ra có sự đi lên, có quyết tâm chính trị rất cao bởi chúng ta xác định hướng đi dài hơi của đất nước. Chính việc xác định nhiệm vụ 5 năm, 10 năm tầm nhìn đến năm 2045, Đảng ta khẳng định bước đi, con đường đi của chúng ta để tuân thủ theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân

– Nhiều ý kiến cho rằng, các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII không chỉ tổng kết sâu sắc thực tiễn mà còn là bước tiến mới trong phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?

– Trong các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn tới là thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Việc bổ sung hai thành tố “dân giám sát, dân thụ hưởng” vào phương châm thực hiện cơ chế dân chủ là điểm mới trong dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII so với nhiệm kỳ trước. Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm của Đảng trong đưa ra các chủ trương, quyết sách về tăng trưởng. Tất cả những chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện cơ chế dân chủ là để người dân được hưởng lợi.

– Một điểm đáng chú ý nữa trong dự thảo văn kiện Đại hội lần này là bên cạnh mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, yếu tố “hạnh phúc” được nhấn mạnh. Ông có suy nghĩ gì về điểm mới này?

Nổi bật và rõ nét nhất về niềm tin của nhân dân đối với Đảng chính là Đảng đã thực hiện đúng nguyên tắc phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân và không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính vì quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước ta trong bảo đảm nguyên tắc này nên mặc dù quá trình tăng trưởng kinh tế có lúc khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn luôn bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho người dân. Minh chứng là, tổng chi cho phúc lợi, an sinh xã hội của Nhà nước ta chiếm đến 23% GDP. Chăm lo cho con người chính là cái gốc, là trọng tâm của phát triển đất nước.

Việc chúng ta thực hiện tiếp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và vừa rồi Quốc hội quyết định thêm Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi cũng thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng phải đem lại lợi ích, an sinh xã hội cho nhân dân. Chính vì thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội nên chúng ta bảo đảm được đời sống nhân dân,  trật tự an toàn và công bằng xã hội.

Trong dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIII cũng đưa ra một khái niệm mới là “an ninh con người”, khái niệm này mang tính bao trùm: bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn cho con người. Cốt lõi của khái niệm này là bảo đảm an toàn cho người dân cả về mặt chính trị, kinh tế, xã hội; cả về vấn đề đời sống, cả về bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp 2013… Việc đưa khái niệm này vào văn kiện Đại hội lần thứ XIII cho thấy quyết tâm của Đảng trong bảo đảm đời sống cho người dân mang tính toàn diện, bao trùm.

– Từ thực tiễn tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng và qua công tác nhân sự, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội lần thứ XIII, ông có thể chia sẻ những kỳ vọng của mình?

Tôi kỳ vọng vào một đội ngũ cán bộ chủ chốt mới, những người nắm giữ các vị trí quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII. Như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã nói, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt mới được kỳ vọng có đức, có tài, có tâm, trẻ, có năng lực và quyết tâm để xây dựng đất nước trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII, theo mong muốn, quan điểm chỉ đạo của Đảng trong nhiệm kỳ tới là khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đội ngũ cán bộ mới sẽ kế cận, tiếp bước thế hệ cán bộ chủ chốt của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII với tâm thế mới, sức bật mới và có nhiều nhân tố tích cực, điển hình. 

Tổng kết đại hội đảng bộ cấp tỉnh và đảng bộ các cơ quan  trực thuộc Trung ương hướng tới Đại hội lần thứ XIII, chúng ta thấy số lượng cán bộ chủ chốt, Bí thư của các đảng bộ nằm ở nhóm 7x (trẻ tuổi) chiếm tỷ lệ rất cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên rõ rệt, kể cả về học hàm, học vị. Chúng ta cũng tăng thêm tỷ lệ bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ chủ chốt khi lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bầu 9 nữ Bí thư Tỉnh ủy. Chính vì chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII được nâng lên giúp chúng ta tin tưởng rằng, Đại hội lần thứ XIII sẽ là nhiệm kỳ đại hội cơ bản chuyển giao thế hệ và đổi mới trong công tác nhân sự. Đặc biệt, nhân dân và các tầng lớp xã hội đánh giá cao công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhằm lựa chọn những người có đức, có tài, có tầm, có tâm và có trách nhiệm. Điều này thể hiện rất rõ khi công tác nhân sự chuẩn bị cho đại hội đảng từ cấp cơ sở đến Trung ương đều được thực hiện theo 5 bước nhằm bảo đảm sự sàng lọc, đánh giá đúng chất lượng và năng lực cán bộ. 

Tôi cũng kỳ vọng vào những quyết sách sáng suốt, đúng đắn và mạnh mẽ sẽ được đưa ra trong Đại hội lần thứ XIII tới. Thực tiễn tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII cho thấy, tất cả đảng bộ của các địa phương, các cơ quan trực thuộc Trung ương đều chuẩn bị văn kiện rất công phu, kỹ lưỡng. Nội dung văn kiện đã đánh giá đúng thực trạng của quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm vừa qua, nhận diện đúng những thách thức, khó khăn và những thời cơ, thuận lợi nhằm có những giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế – xã hội trong nhiệm kỳ mới. Dự thảo báo cáo chính trị và các văn kiện trình Đại hội cũng thể hiện được quyết tâm chính trị cao khi xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản và đưa ra những chiến lược, những trọng tâm, trọng điểm để phát triển kinh tế – xã hội.

– Xin cảm ơn ông!