Sức mua chững, nhiều ngành khó khăn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình trong nước đã thể hiện nhiều yếu tố kém khả quan. Bằng chứng là, trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước sức mua của người dân trong nước đã có dấu hiệu chững lại, kéo sản phẩm hàng hóa bị tồn kho cao. Đặc biệt, giá một số hàng hoá nông sản xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, lãi suất ngân hàng mặc dù có giảm nhưng việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế… đã có tác động nhất định đến giá thành sản phẩm, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

Với những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, người lao động ít việc làm, tiêu thụ sản phẩm khó khăn… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư.

Ngành dệt may vẫn còn nhiều khó khăn

Có lẽ trong nhiều ngành đang phải hứng chịu những khó khăn chung của nền kinh tế đem lại, thì ngành dệt may thời gian vừa qua đã tiếp tục đương đầu với những khó khăn nhất định. Ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, cũng như đời sống của người công nhân.

Sự khó khăn này được thể hiện qua việc thị trường xuất khẩu đã không tăng trưởng ở mức 15-20% như dự kiến, do nhu cầu của thị trường EU giảm, nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ tăng chậm. Mặt khác, giá xuất khẩu giảm khoảng 5-7% nên khó đạt tăng trưởng về kim ngạch.

Việc suy giảm thị trường xơ sợi là phù hợp với những diễn biến toàn cầu. Nguyên nhân là do sự giảm giá mạnh mẽ của mặt hàng xơ sợi nguyên liệu toàn cầu, làm cho kim ngạch bị giảm. Cùng với đó, nhu cầu sử dụng chỉ tăng xấp xỉ 5%, thấp hơn nhiều so với dự kiến 15%.

Về thị trường nội địa, việc tiêu thụ hàng hóa dệt may hoàn toàn tương ứng với sức tiêu thụ của thị trường nội địa của tất cả các loại mặt hàng (tổng mức bán lẻ hàng hóa). Trong 6 tháng đầu năm, kinh doanh bán lẻ quần áo chỉ tăng trưởng ở mức 5 – 5,5%. Mặc dù hệ thống doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt doanh thu 9.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Ngành da giầy sụt giảm về đơn hàng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tháng 5 vừa qua, sản xuất ngành da giầy tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do đơn hàng tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do khủng hoảng kinh tế tại các thị trường nhập khẩu chính của ngành). Tính chung 5 tháng, sản lượng sản xuất sản phẩm giầy thể thao ước đạt 133,2 triệu đôi, giảm 2,8%, sản phẩm giầy dép, ủng giả da ước đạt 22,6 triệu đôi, tăng 14,2% so với cùng kỳ.

Bước sáng tháng 6, sản xuất kinh doanh của ngành da giày cũng không có biến động đáng kể so với tháng trước. Các doanh nghiệp song song với việc tập trung sản xuất, xuất khẩu, đồng thời vẫn nỗ lực tìm kiếm đơn hàng cho quý cuối năm 2012.

Xuất khẩu gạo sụt giảm về giá

Trái với những thành tích đạt được về xuất khẩu nói chung, mặt hàng gạo trong 6 tháng đầu năm 2012 lại có sự sụt giảm đáng kể. Nếu như giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác đang có xu hướng tăng, thì gạo là mặt hàng duy nhất trong nhóm có giá xuất khẩu giảm so với các năm gần đây (giảm 6.5% so với 2011, giảm 8,3% so với 2010, giảm 2,2% so với 2009).

Điển hình, theo báo cáo của Sở công thương Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012 tình hình chung doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang khó khăn. Bằng chứng là, việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo mới trong quý I không thuận lợi, do giá xuất khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam vẫn cao hơn so với giá gạo một số nước như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Campuchia từ 50 – 100 USD/tấn từ cuối năm 2011. Do đó, một số khách hàng thận trọng trong việc ký hợp đồng với Việt Nam.

Tình hình xuất khẩu tháng 6 ít thuận lợi, do không tìm được đầu ra cho gạo cấp thấp, cùng với việc Ấn Độ, Thái Lan đang có lượng tồn kho lớn, giá xuất khẩu giảm mạnh. Giá gạo xuất khẩu từ cuối tháng 5 đầu đến nay đang giảm mạnh, gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức khoảng 435-460 USD/tấn, cao hơn của Ấn Độ 45 – 70USD; trong khi đó gạo 25% tấm của Ấn Độ là 350 – 360 USD/tấn giảm 50 – 60 USD/tấn.

Số liệu cho thấy, tháng 6 thực hiện xuất khẩu trên 96,7 ngàn tấn, giảm 6,8% so tháng trước; với giá trị 41,9 triệu USD, tăng 1,3% so tháng trước. Sáu tháng ước thực hiện 416,3 ngàn tấn, đạt 48,4% kế hoạch năm và giảm 18,3% so với cùng kỳ.


Đặc biệt, đơn hàng thường gấp, đặt chậm. Chi phí tổ chức sản xuất và chi phí vận chuyển có nguy cơ tăng (riêng Tập đoàn Dệt May tới nay mới chỉ có đơn hàng đến hết tháng 9). Còn các doanh nghiệp nhỏ, không có thương hiệu, phải dựa vào khách hàng truyền thống và đang gặp khó khăn về đơn hàng, số doanh nghiệp thiếu hàng sản xuất trong toàn ngành khoảng 15%.

Riêng về xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng 11% và sẽ đạt 6,5 tỉ USD cho riêng hàng dệt may (quần áo). Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng xơ sợi trong 6 tháng đầu năm 2012 rất khó khăn, kim ngạch có xu hướng giảm so với 2011, 5 tháng đầu năm xuất khẩu xơ sợi chỉ đạt 750 triệu USD, kéo mức tăng trưởng tổng thể của toàn ngành dệt may – xơ sợi xuống xấp xỉ 8%.

Nguồn: Báo điện tử VnMedia