Ôtô “chở” 14 loại thuế, phí
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chủ tịch Hội Kỹ sư ôtô VN Đỗ Hữu Hào chia sẻ: Trong quá trình phát triển của ngành ôtô, chính sách thuế và phí đóng vai trò rất quan trọng, hoặc là khuyến khích, hoặc là kìm hãm sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, chính sách thuế của VN luôn luôn thay đổi, đánh thuế cao vào thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chỉ nên đánh thuế cao với các loại ôtô đắt tiền, các loại ôtô phổ thông nên đánh thuế thấp hơn, vừa để kích cầu, thúc đẩy thị trường ôtô phát triển.

Một chiếc xe ôtô nhập về VN trước tiên sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, với xe nguyên chiếc hiện nay là từ 68-78%. Dựa trên giá nhập cộng với thuế nhập khẩu, ôtô sẽ bị đánh tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 45%-50%-60% tùy theo dung tích, sau đó lại phải chịu thêm 10% thuế GTGT. Việc đánh thuế chồng lên thuế với ôtô khiến cho giá xe bán đến tay người tiêu dùng tại VN cao vào hàng đầu thế giới… Trong cơ cấu giá bán xe thì chiếm tới trên 50% là các loại thuế phải nộp. Cùng với việc thu thuế ở mức cao, phí của VN cũng thường xuyên thay đổi.

Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia kinh tế, tình trạng ảm đạm trong thị trường ôtô vài năm gần đây do chính sách thuế, phí thay đổi chóng mặt khiến các nhà đầu tư, sản xuất và phân phối sản phẩm không kịp trở tay. Năm 2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 siết NK ôtô nguyên chiếc theo hướng các DN muốn nhập khẩu phải có giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng. Thông tư này đã khiến các DN thương mại nhập khẩu xe phải rút lui, đổi chiến lược kinh doanh. Mới đây, TCHQ lại đề nghị nới lỏng.

Ông Trần Tấn Trung – TGĐ Cty CP Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính thức Audi tại VN, cho rằng: “Chính sách thuế, phí tuy cao cũng có thể tìm cách thích nghi được nhưng phải ổn định để nhà sản xuất, phân phối có hướng đi lâu dài, chắc chắn”. Đồng tình, ông Huyên cho rằng, các chính sách về thuế, phí của VN chồng chéo bởi mỗi bộ, ngành đều có quyền đề ra chính sách riêng mà không có tiếng nói chung.

Vì thế, theo ông Huyên, các loại thuế, phí nên đánh theo công suất của xe. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích nội địa hóa công nghiệp ôtô, DN nào tăng được tỷ lệ nội địa hóa thì sẽ được giảm thuế, phí. Đặc biệt là cố gắng có được chính sách thuế ổn định lâu dài, ít nhất từ nay đến năm 2018 bởi đến năm 2018, theo đúng lộ trình cam kết gia nhập WTO, thuế nhập khẩu về 0, nếu thay đổi quá nhiều, DN sản xuất ôtô sẽ “chết” vì không thể xây dựng một kế hoạch dài hơi.

“Với một đất nước 87 triệu dân, không thể không phát triển công nghiệp ôtô. Vì vậy, nên có chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với những sản phẩm đã nội địa hóa, tăng thuế với những linh kiện nhập khẩu mà VN đã sản xuất được. Như thế, thuế không chỉ là nguồn thu ngân sách mà còn góp phần kích thích nền công nghiệp ôtô phát triển” – ông Hào nhấn mạnh.

Giãn thêm 3 tháng thuế GTGT cho DN

Bộ Tài chính vừa quyết định giãn thêm 3 tháng thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (DN), đồng thời thông báo đã có 6.100 đơn vị hoạt động trở lại sau một thời gian ngừng sản xuất.

Ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, giải pháp này nhằm giúp DN tháo gỡ khó khăn tạm thời về nguồn vốn đầu tư, tăng tốc độ chu chuyển vốn khi mà lãi suất vẫn còn cao, và DN chưa tiếp cận được. Đơn cử, với một DN lãi 6 tỉ đồng, lẽ ra phải nộp thuế TNDN 25%, tương đương 1,5 tỉ đồng, thì theo chính sách này sẽ tiết kiệm được 450 triệu đồng tiền thuế để làm vốn kinh doanh. Thế nhưng, theo TS Trần Du Lịch – Ủy viên UBKT Quốc hội, việc giảm, giãn thuế chỉ có tác dụng đối với các DN làm ăn có lãi nhưng chưa đủ tạo ra sức bật cho DN vượt qua được giai đoạn khó khăn.

Gói hỗ trợ thuế 29.000 tỉ đồng gồm: gia hạn 9.987 tỉ đồng thuế GTGT tháng 4, 5, 6 cho 208.250 DN. Gia hạn thuế thu nhập DN quý 2/2012 cho 8.260 DN với 347,5 tỉ đồng, giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 (tương đương 339 tỉ đồng) cho 3.153 DN và miễn 10,6 tỉ đồng thuế môn bài 2012 cho 40.223 hộ đánh bắt hải sản và hộ làm muối.

Dù công bố các con số lạc quan như sau khi triển khai gói hỗ trợ thuế, đã có 6.100 đơn vị quay trở lại sản xuất, doanh thu tháng sau tăng 3-4% so với tháng trước. Nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng thừa nhận, cộng đồng DN vẫn còn đang hết sức khó khăn và cần có thêm những giải pháp để hỗ trợ. Đó là lý do Bộ Tài chính đã kiến nghị giãn tiếp thuế GTGT thêm 3 tháng cho DN đến tháng 4.2013, với số tiền tương ứng 3.745 tỉ đồng.

Tuy nhiên, các DN cho rằng, nghịch lý là số hàng tồn kho cao, DN không có đầu ra thì rất khó vay vốn hoạt động tiếp.

Hoàng Hà
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp