Tạo hành lang pháp lý để tòa án xét xử trực tuyến 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, dù rất nỗ lực, cố gắng, nhưng nhiều tòa án vẫn phải tạm dừng xét xử. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án. Để khắc phục tình trạng này, trong Phiên họp Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ ba này về việc tạo hành lang pháp lý để tòa án xét xử trực tuyến, xây dựng cơ chế giám sát các phiên tòa trực tuyến.

Xét xử án tham nhũng bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn

Theo Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp, năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, trong đó có các hoạt động xét xử của các tòa án. Tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp; các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn xảy ra nhiều, gay gắt và phức tạp về tính chất. Số lượng các loại vụ án, vụ việc mà tòa án phải thụ lý, giải quyết chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, tòa án các cấp đã tổ chức triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới hoạt động trên các mặt công tác; nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận.

<img alt="" src="” width=”700px” />
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Văn Liên phát biểu tại phiên họp
Ảnh: Hoàng Ngọc

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Văn Liên nhận thấy, tòa án đã nỗ lực rất lớn trong xét xử các vụ án hình sự, đạt 81,41% về số vụ, 77,47% về số bị cáo. Các tòa án đã thụ lý 362 vụ với 1.039 bị cáo phạm tội tham nhũng; đã xét xử 186 vụ với 440 bị cáo. Trong kỳ báo cáo mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid-19, song các vụ án kinh tế, tham nhũng đều được các tòa án giải quyết trong thời hạn luật định; xử phạt nghiêm khắc đối với những người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước. Chú trọng áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và vận động người phạm tội tự nguyện nộp tài sản đã chiếm đoạt.

Đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp ghi nhận các tòa án đã xét xử sơ thẩm 25 vụ, phúc thẩm 9 vụ, giám đốc thẩm 2 vụ án. Các tòa án đã chú trọng giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội hoặc những tài sản do phạm tội mà có. Về cơ bản, việc xét xử các vụ án này bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn theo kế hoạch đề ra; không có trường hợp nào bị hủy để điều tra hoặc xét xử lại về phần trách nhiệm hình sự. Đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, gây ra hậu quả đặc biệt lớn, được dư luận xã hội quan tâm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, nhiều đại biểu cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác xét xử các vụ án hình sự. Đó là tỷ lệ giải quyết án hình sự giảm 4,4% về số vụ so với cùng kỳ năm trước, chưa đạt chỉ tiêu trên 88% theo yêu cầu của Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện Kiểm sát Nhân dân, của Tòa án Nhân dân (TAND) và công tác thi hành án.

Số vụ phá sản bị kéo dài

Một vấn đề được Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp đặt ra, yêu cầu TAND Tối cao có báo cáo rõ thêm là, tòa án thụ lý 201 đơn yêu cầu phá sản, vì sao mới mở thủ tục phá sản được 37 trường hợp, tuyên bố phá sản 11 trường hợp?

Giải trình về vấn đề này, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Du nêu rõ, Luật Phá sản năm 2014 có nhiều khái niệm mới về hợp tác xã, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, quản tài viên. Với quy định này, thì các thẩm phán, quản tài viên rất lúng túng trong quá trình giải quyết các vụ án về tuyên bố phá sản. Việc tuyên bố phá sản cũng gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản không hợp tác với tòa án, tránh né không đến tòa án. Đối với chế định quản tài viên là người hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, song nhiều trường hợp, quản tài viên không thực hiện hết nhiệm vụ của mình.

Mặt khác, Phó Chánh án TAND Tối cao cho rằng, quy định của Luật Phá sản có nhiều điểm chưa rõ ràng. Ví dụ, thế nào là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán? Vấn đề phát sinh ở thủ tục mới như quyền nộp đơn yêu cầu thủ tục phá sản, lệ phí phá sản, chi phí phá sản, quá trình thanh lý tài sản như thế nào, lệ phí cho quản tài viên ra sao đều đang có vướng mắc? Trong khi đó, số lượng quản tài viên ít, chất lượng, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý chưa cao, dẫn đến số vụ phá sản bị kéo dài và thẩm phán cũng có phần e ngại.

Phó Chánh án TAND Tối cao cũng nêu rõ, tòa án đang xem xét các giải pháp khắc phục, thực hiện tổng kết việc thi hành Luật Phá sản, nhận diện những bất cập, vướng mắc, từ đó xem xét kiến nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật này. Cùng với đó, tiếp tục yêu cầu các tòa án thực hiện Điều 37 của Luật Phá sản, thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, tìm ra biện pháp giải quyết; và đã có trường hợp đương sự yêu cầu rút đơn mở thủ tục phá sản. Tòa án cũng tăng cường, bố trí phân công những thẩm phán có năng lực, kinh nghiệm tham gia xét xử, đẩy nhanh tốc độ giải quyết phá sản. Thực hiện tập huấn, đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phá sản cho thẩm phán, thẩm tra viên, đặc biệt là ở các tòa án cấp huyện. Phối hợp với các cơ quan để thu thập chứng cần thiết cho việc tuyên bố phá sản.

Cũng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các đại biểu nêu thực tế, nhiều tòa án phải tạm hoãn phiên tòa, tạm dừng xét xử trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án, nhiều vụ án bị quá hạn.

Trước thực tế trên, Phó Chánh án TAND Tối cao đề nghị Ủy ban Tư pháp cho phép trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng nay về việc xem xét tạo hành lang pháp lý để Tòa án xét xử trực tuyến. Xây dựng cơ chế thực hiện giám sát phiên tòa trực tuyến. Theo đó, Tòa án Cấp cao tại Hà Nội có thể xét xử vụ án ở Sơn La, xét xử các vụ án ở trại giam. Và nơi nào không có dịch bệnh, Nhân dân vẫn có thể đến dự, theo dõi phiên tòa xét xử trực tuyến. Tòa án sẽ phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát, Công an để triển khai giám sát chặt chẽ. Hiện nay, tòa án cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thu thập, giao nộp các tài liệu chứng cứ, ủy thác tư pháp, thông qua các phương pháp khác nhau để gửi đến tòa án, như dịch vụ bưu chính, thư điện tử… Tập trung rà soát, phân loại các vụ án sắp hết thời hạn, các vụ án có liên quan đến phòng, chống dịch Covid – 19 để đẩy nhanh tiến độ xét xử.