Tạo nền tảng phát triển văn hóa, giáo dục 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, khoa học và tích cực trong công tác lập pháp, nhìn lại nhiệm kỳ 2016 – 2021, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình, “chúng tôi tự hào đã góp phần xây dựng được hành lang pháp lý, tạo nền tảng phát triển cho các lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách, đó là văn hóa, giáo dục – đào tạo và thế hệ trẻ”.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Mặc dù phụ trách nhiều lĩnh vực phức tạp và chuyên sâu, song với mô hình tổ chức phù hợp, phương thức hoạt động khoa học, đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã tham mưu, trình Quốc hội xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các lĩnh vực được giao phụ trách, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Hiến pháp năm 2013 vào đời sống.

<img alt="" src="” width=”850px” />
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình phát biểu tại phiên họp tổng kết nhiệm kỳ 2016 – 2021
Ảnh: Lâm Hiển

Cụ thể, nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội xem xét, thông qua 7 dự án luật, trong đó có hai luật quan trọng là Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH). Với nhiều nội dung chính sách mới, hai luật này mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục; củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Luật Giáo dục (sửa đổi) thể chế hóa tinh thần nghị quyết của Đảng và Hiến pháp 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ hội nhập quốc tế. Một số điểm nổi bật trong lần sửa đổi này là việc khẳng định giáo dục tiểu học bắt buộc; quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đầu tư tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; pháp điển hóa quy định về khung trình độ quốc gia Việt Nam tạo thuận lợi cho việc phân luồng, liên thông trong giáo dục; quy định thống nhất một chương trình giáo dục phổ thông chuẩn với nhiều sách giáo khoa, tài liệu học tập; nâng chuẩn trình độ của đội ngũ nhà giáo…

Trong khi đó, trên cơ sở nâng cao tinh thần tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH hướng tới thúc đẩy bảo đảm và kiểm định chất lượng GDĐH; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư, tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa công lập và tư thục, đặc biệt là cơ sở GDĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận để thúc đẩy sự phát triển của GDĐH trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế của đất nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình, giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, Công nghiệp 4.0… chúng ta cần nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Nguồn nhân lực này phải được đào tạo bởi một nền GDĐH chất lượng, hội nhập quốc tế và đạt đẳng cấp quốc tế. Ước mơ lớn không chỉ của Quốc hội này đặt ra nhiều vấn đề, chúng ta đi từ đâu, cơ chế, đầu tư hay con người? “Trong tất cả vấn đề đó, điều rất quan trọng là hãy giao quyền tự chủ cho các thầy cô giáo, sinh viên, trường đại học, để họ nhìn nhận rõ trách nhiệm và sự phát triển của mình. Đó là cái lõi của GDĐH”.

Nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 7 dự án luật gồm: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Thư viện, Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật Du lịch (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao và Luật Trẻ em (sửa đổi). Ngoài ra, Ủy ban còn chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 51/2017/QH14 cho phép điều chỉnh lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới; chủ trì thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Nghị định về hoạt động triển lãm và Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Đáng chú ý, nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đã chủ trì thẩm tra, trình Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo – lĩnh vực khó và rất tế nhị. Với những quy định cụ thể về sinh hoạt tôn giáo tập trung, về pháp nhân phi thương mại của tổ chức tôn giáo, về đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo, việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… Luật đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc mở rộng chủ thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, sự bình đẳng của các tôn giáo trước pháp luật; tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

Sau một thời gian đưa Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo vào cuộc sống, qua giám sát của Ủy ban năm 2020, đại diện các tôn giáo và người dân đều đánh giá, Luật có nhiều quy định mới, thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; góp phần đưa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp.

Nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ủy ban cũng đã tham mưu, trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án luật quan trọng trong lĩnh vực thể thao và du lịch. Trong đó, Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017, với quan điểm xuyên suốt là lấy du khách làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch, nhằm tạo động lực phát triển dịch vụ du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn của đất nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018 đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân nhằm khơi gợi và kích thích được lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự hào, đoàn kết dân tộc thông qua các hoạt động thể dục thể thao.

Theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình, không biết do luật ra đời tạo hành lang pháp lý hay là đã đến thời điểm, nhưng sau khi Quốc hội thông qua hai Luật này, du lịch và thể thao Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Hầu như trước năm 2020, hằng năm du lịch nước ta có tốc độ phát triển trên 20%. Thể dục thể thao, trong đó có bóng đá, cũng đã đạt nhiều thành tích cao tại các đấu trường quốc tế…

“Tôi nghĩ rằng, với những luật cơ bản để phát triển các lĩnh vực Ủy ban phụ trách, nhiệm kỳ 2016 – 2021, chúng tôi đã có đóng góp nhất định, không phụ lòng cử tri” – Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình nói.