Thay đổi cho phù hợp với thực tế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết: “Luật Điện lực đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Từ khi được ban hành, luật đã tạo một hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động điện lực. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi cần có một khung pháp lý mới, phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện nay dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực đã được xây dựng. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các DN, chuyên gia ngành điện cho luật này sao cho phù hợp hơn với hoàn cảnh hiện nay”. Theo ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực vẫn cần nhiều thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Cần nhiều ưu đãi cho khu vực biển đảo Ưu đãi về giá điện là một trong những chủ đề nhận được nhiều ý kiến bàn luận tại hội thảo. Theo đó, điều 32 dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực quy định giá bán điện tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo như sau: a, Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập và thẩm quyền phê duyệt giá bán điện bình quân; quy định cơ chế, điều kiện và nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân; b, Cơ quan điều tiết điện lực quyết định cơ cấu biểu giá bán buôn, bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng; c, Đơn vị điện lực quyết định biểu giá bán buôn, bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này”. Tức là điều khoản này chưa đề cập đến bất cứ một ưu đãi nào cho khu vực đặc biệt này. Theo ông Nguyễn Văn Thành – Tổng cục Năng lượng: “Khu vực biển đảo là vùng dân rất khó khăn, lại khá nhạy cảm, cho nên các chính sách xã hội của nước ta đều rất tôn trọng điều này và có những ưu đãi đặc biệt. Chưa kể việc số lượng dân cư sống trên khu vực này không nhiều, có thu tiền điện cũng không được bao nhiêu, cho nên, Luật Điện lực sửa đổi cần xem xét lại để ưu đãi cho người dân khu vực này”. Ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực – than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin Power) lý giải: Với kinh nghiệm của một nhà đầu tư, chúng tôi thấy khu vực hải đảo gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng các công trình điện. Chỉ với một nhà máy điện khoảng 60MW mà chúng tôi đã phải xây dựng 3 năm mới xong, tuy nhiên khi chào giá, giá đã cao hơn nhiều so với giá bán điện bình quân Chính phủ quy định bởi suất đầu tư quá cao. Nếu không có những chính sách trợ giá, sẽ không dễ dàng để người dân khu vực này có thể sử dụng được điện và sẽ cản trở các nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu vực này. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận định: Khu vực miền núi, hải đảo là khu vực còn nhiều khó khăn, cần sự trợ giúp lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng không thể ép giá khu vực này xuống quá thấp vì còn phải đảm bảo lợi nhuận cho các đơn vị đầu tư vào khu vực này, nếu không thì sẽ không có ai đầu tư, hậu quả sẽ lớn. Do đó, theo tôi, trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực sẽ được ban hành thời gian tới, có thể trung hòa việc này bằng cách giá điện sẽ được UBND tỉnh phê duyệt nhưng vẫn nằm trong khung giá do Nhà nước quy định. Còn lỗ lãi thì có thể Nhà nước sẽ bù thêm cho nhà đầu tư, giúp cho các khu vực nghèo có cơ hội phát triển. Tránh chồng chéo chức năng giữa các đơn vị Một trong những điều khoản mới nhất mà dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực quy định là điều 66, khoản 2 quy định về cơ quan điều tiết điện lực. Theo điều khoản này, cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập, giúp Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về điều tiết điện lưc như: Nghiên cứu, xây dựng biểu giá bán lẻ điện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về giá điện; Quyết định cơ cấu biểu giá bán buôn, bán lẻ điện… Theo ông Nguyễn Minh Khoa – Trưởng ban pháp chế Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Quy định như vậy sẽ dẫn đến sự chồng chéo khi theo khoản 2 điều 65 của Luật Điện lực cũ, Bộ Công Thương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện. Nếu cơ quan điều tiết được thành lập theo hướng này thì khoản 2 điều 65 của Luật Điện lực cũ cũng phải sửa đổi nếu không sẽ có 2 cơ quan quản lý nhà nước cùng hoạt động, cùng điều chỉnh hoạt động điện lực và sử dụng điện. Còn theo ông Thành, với điều 38 trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, cơ quan điều tiết điện lực có chức năng cấp giấy phép hoạt động điện lực cho đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn, bán lẻ điện; Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình điện lực, tư vấn giám sát thi công công trình điện lực. Tuy nhiên, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước từ chiến lược, quy hoạch đến cả vấn đề đầu tư, thẩm định, phê duyệt cho nên Bộ cũng biết và theo dõi được, giải quyết được hoạt động của các đơn vị này như thế nào và biết được ở cấp độ nào là chấp nhận được. Cho nên, theo tôi, Bộ Công Thương phải là đơn vị làm vấn đề cấp phép chứ không thể là cơ quan điều tiết điện lực. Cụ thể sau này Bộ Công Thương phân công cho ai là quyền của Bộ Công Thương. Đặc biệt, với vấn đề cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân, do đây là lĩnh vực tương đối đặc biệt, mang cả tính an ninh quốc gia nên Bộ Công Thương nên là đơn vị thực hiện cấp phép. Ngoài hai nội dung chính trên, việc thêm những ưu đãi cho các dự án điện cũng là việc rất quan trọng. Theo ông Thảo: Trong thời gian qua đã có một số đơn vị nước ngoài tham gia vào các dự án điện BOT, EPC như dự án Mông Dương 2, Vĩnh Tân 1, tuy nhiên quá trình đàm phán những dự án này thường kéo dài và gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên cần phải ban hành những thông tư, hướng dẫn để cụ thể hóa những ưu đãi để có thêm những điều kiện khuyến khích hơn những DN tư nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động điện lực, tránh tranh cãi, mất thời gian trong quá trình đàm phán. Bên cạnh đó, để các dự án điện được tiến hành đúng thời gian, cần sự “vào cuộc” mạnh hơn của các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án điện. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2012./. Lan Phương

Nguồn: Báo điện tử Báo Đối ngoại Vietnam – Economic News